Sửa chữa bảo dưỡng động cơ điện các loại

Cơ điện HUẾ HƯƠNG chuyên: - Quấn mới, sửa chữa động cơ điện, mô tơ điện các loại.... - Máy phát điện. - Nồi cơm điện, quạt điện.... - Nhận làm kích điện

Nhận làm mạch invert 12 ra 220V, mạch kích cá công suất theo yêu cầu

Công suất 1000W: Đánh bắt cá trên thuyền (sông, ao, hồ...).

Nhận lắp đặt tủ điện bảng điện

Sửa chữa thay thế lắp mới bảng điện tủ điện điều khiển động cơ

Bán Ronha kiểm tra roto

Ronha thiết bị không thể thiếu thợ điện cơ. Bán phân phối toàn quốc

Bán sách, sơ đồ quấn các loại động cơ, tài liệu

Sách kinh nghiệm ghi chép tất cả các sơ đồ động cơ, máy phát điện từ đơn giản đến phức tạp, sách được ghi từ số liệu thực tế, dữ liệu được scan lại

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

mạch kích 12V lến 220V


Mạch kích cá C chung không đệm



dùng fe fe 28* 20

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

Ứng dụng relay bảo vệ mất pha, đảo pha MX100

Tiếng Anh chuyên ngành dùng để chỉ hiện tượng mất pha : phase loss, phase failure, phase missing.
Tiếng anh chuyên ngành dùng để chỉ hiện tượng đảo pha : phase sequence, phase reversal.
Chuyện mất pha trong hệ thống điện 3 pha gây ra những hậu quả lớn không còn lạ gì với dân kỹ thuật điện, nhất là dân bảo trì điện trong các xưởng có các động cơ 3 pha. Tôi không muốn nói về các hư hỏng mà nó gây ra cho bạn, cho thiết bị của bạn. Một khi bạn tìm đến và đọc bài viết này có nghĩa là bạn đã hoặc trong tương lai gần sẽ đối mặt với nó.
Bạn có thể tự lắp mạch bảo vệ mất pha bằng 2,3 relay kiếng mà theo bạn là rất hiệu quả và rẻ tiền. Tôi chỉ muốn nói với bạn rằng : đã có những người phải thú nhận mạch đó hoạt động kém hiệu quả trong hệ thống điện công nghiệp.
Trong phạm vi bài viết này tôi sẽ giới thiệu các ứng dụng của relay bảo vệ mất pha, đảo pha MX100A của Mikro (Malaysia) vào các trường hợp cụ thể.
Thứ nhất : Bảo vệ mất pha và đảo pha trong hệ thống điện.
  • Bảo vệ mất pha dùng chủ yếu cho các tải 3 pha mà tại đó nếu mất 1 trong 3 pha thì sẽ gây ra sự hoạt động sai ví dụ động cơ ba pha khi mất 1 pha thì dễ bị cháy, chỉnh lưu 3 pha nếu mất 1 pha thì điện áp DC ngõ ra có thể bị thay đổi vv.
  • Bảo vệ đảo pha sử dụng trong trường hợp động cơ 3 pha truyền động trong các hệ thống mà chiều quay đã được ấn định và sẽ gây ra hư hỏng nếu nhấn nút chạy thuận mà động cơ lại chạy ngược. Việc đảo pha chỉ có thể xảy ra khi tiến hành sửa chữa, thay thế máy biến áp hoặc đường dây.
Thứ 2 : Relay bảo vệ mất pha, đảo pha Mikro MX100A.
Relay Mikro MX100 được thiết kế sử dụng cho đế cắm 11 chân. Hình ảnh relay và sơ đồ chân như sau :
000
  • Ở trạng thái không cấp điện thì tiếp điểm 1-3 hở, tiếp điểm 1-4 đóng.
  • Nếu được cấp nguồn 3 pha 3 dây hoặc 3 pha 4 dây đúng thứ tự pha thì tiếp điểm 1-3 đóng lại, tiếp điểm 1-4 mở ra. Đèn báo cuộn dây sáng và đèn báo tiếp điểm sáng thể hiện trạng thái lưới điện đủ pha và đúng thứ tự pha. Đây là trạng thái thường trực khi ta sử dụng relay này.
  • Nếu mất ít nhất 1pha thì sẽ có những hiện tượng sau xảy ra : Đèn báo tiếp điểm tắt hoặc đèn báo cuộn dây và đèn báo tiếp điểm đều tắt; tiếp điểm 1-3 hở, tiếp điểm 1-4 đóng lại.
  • Nếu có hiện tượng đảo pha xảy ra thì đèn báo tiếp điểm sẽ tắt đồng thời tiếp điểm 1-3 sẽ mở ra, 1-4 sẽ đóng lại.
Thứ 3 : Ứng dụng Mikro MX100 trong mạch sử dụng contactor.
Lấy ví dụ mạch khởi động động cơ. Mạch không sử dụng relay bảo vệ mất pha, đảo pha có sơ đồ như sau :
002
Sơ đồ có sử dụng relay bảo vệ mất pha, đảo pha Mikro MX100A như sau :
001
So sánh 2 sơ đồ ta sẽ thấy ngay được những việc cần làm khi muốn gắn thêm relay bảo vệ mất pha đảo pha cho mạch chưa có bảo vệ mất pha đảo pha.
Thứ 4 : Ứng dụng Mikro MX100 trong mạch sử dụng MCCB.
Đối với mạch điện được cấp nguồn bằng MCCB, ta muốn khi có hiện tượng mất pha, MCCB sẽ tự động nhảy (tác động). Ta cũng biết rõ MCCB được chế tạo chỉ tác động khi có hiện tượng ngắn mạch hoặc quá tải. Tuy vậy ta vẫn có thể buộc MCCB tác động bằng cách sử dụng phụ kiện "Shunt Trip". Shunttrip là phụ kiện được lắp vào MCCB giúp ta buộc MCCB nhảy bằng cách đưa điện vào cuộn dây của Shunt trip.
Để cấp điện vào Shunttrip khi có hiện tượng mất pha, đảo pha, cần gắn dùng tiếp điểm thường đóng 1-4. Tuy nhiên ta cần lưu ý là khi chưa được cấp nguồn thì tiếp điểm này vẫn đang đóng. Do vậy, nếu sử dụng nguồn dưới MCCB để cấp vào Mikro MX100A, rất có thể khi ta vừa đóng MCCB thì shunttrip đã được cấp nguồn làm MCCB tác động. Để tránh tình trạng này ta có thể sử dụng dùng nguồn trên MCCB để cấp cho MX 100 theo sơ đồ sau :
003
Sơ đồ trên có nhược điểm là giả sử tiếp điểm của MCCB hư hỏng, lúc này nguồn cấp ra tải mất pha nhưng Mikro MX100Akhông phát hiện được.
Nguồn cấp cho Mikro MX100 vẫn có thể lấy dưới MCCB để khắc phục sự cố trên. Tuy nhiên cần khắc phục tình trạng MCCB sẽ tác động ngay khi đóng MCCB. Ta có thể dùng thêm 1 relay thời gian khống chế không cho Shunttrip tác động khi ta thao tác đóng nguồn (dùng tiếp điểm thường mở đóng chậm).
Thứ 5 : Ứng dụng Mikro MX100 trong mạch sử dụng ACB.
ACB (Air Circuit Breaker : máy cắt không khí) thường được sử dụng trong các xưởng lớn. ACB linh động hơn MCCB nhờ các phụ kiện giúp ta có thể thao tác đóng và cắt ACB bằng tín hiệu điện. Người ta thường sử dụng kết hợp 2 hoặc nhiều hơn 2 ACB để tạo thành các bộ chuyển nguồn tự động (ATS : Automatich Transfer Switch).
Việc ứng dụng Mikro MX100 trong mạch sử dụng ACB cơ bản cũng tương tự như với MCCB. Điểm cần lưu ý là khi MX100 phát hiện mất pha, đảo pha. Ngoài việc cấp nguồn cho SHT tác động ACB ta còn phải ngăn không cho bộ điều khiển đóng lại ACB để tránh tình trạng đóng cắt lặp lại nhiều lần ảnh hưởng đến tuổi thọ ACB.
Lưu ý chung cho cả 2 trường hợp sử dụng Mikro MX100A cho mạch sử dụng MCCB và ACB chính là trường hợp mất đúng pha lấy điện áp cấp cho shunttrip. Chúng ta có thể phòng trường hợp này bằng cách trang bị nguồn dự phòng hoặc lắp mạch dùng nguồn cấp cho shunt trip ở cả 3 pha theo thứ tự ưu tiên (Nếu có pha R thì dùng R, nếu mất pha R thì dùng pha S, nếu mất pha R và S thì dùng pha T).
Nếu cần tăng số tiếp điểm của Mikro MX100A để phục vụ cho các mạch điều khiển, ta có thể dùng thêm Relay trung gian.

Thông số kỹ thuật và đặc tính Relay Bảo vệ mất pha :

Phạm vi bảo vệ :
  • PMR-22 : 160 ~ 300VAC , 3P,50Hz
  • PMR-44 : 340 ~ 460VAC , 3P,50Hz
Thời gian cắt :
  • Mất pha : 1s
  • Ngược pha : 0,1s
  • Mất cân bằng pha : 5s
  • Tự động Reset sau : 5s

Mạch bảo vệ mất pha 3 pha dùng relay (rờ le).

Mạch bảo vệ mất pha 3 pha dùng relay (rờ le).

Việc bảo vệ tải (động cơ, thiết bị điện : dân dụng, công nghiệp...) nhằm tránh những lỗi sai xót khi nguồn điện bị mất pha (mất 1 trong số 3 pha điện). Là việc cần thiết phải làm trong quá trình thiết kế tủ điện bảng điện, để hạn chế thiệt hạn, cũng như vật chất trong quá trình vận hành máy móc.


Dùng relay trung gian (relay kính), trong quá trình thiết kế và thi công hệ thống điện công nghiệp và dân dụng là việc làm thường xuyên của các kỹ sư điện. Thay thế cho những bộ bảo vệ mất pha được tích hợp sẵn. Ưu thế mạch bảo vệ mất pha 3 pha dùng relay (rờ le), tiết kiệm chi phí, độ ổn định thiết bị tùy thuộc vào nguồn gốc xuất xứ. Và cũng thấy thường xuyên trong các tủ điện công nghiệp nhằm phục đích một mục đích duy nhất, đơn giản là bảo vệ khi mất một trong 3 pha hệ thống điện, từ đó dẫn đến việc ngưng cấp nguồn điều khiển cho hệ thống. Tránh gây ra những thiệt hại to lớn (như cháy động cơ điện, thiết bị máy móc hoạt động không đúng tải, chập chờn...).
+ Nguyên lý hoạt động của mạch bảo vệ mất pha trên. 
- Đây là một phần trong bản thiết kế, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo các các yêu cầu bảo vệ thiết bị nếu xảy ra quá trình nghẽn mạch, quá tải.
- Đồng hồ báo Volt kế,  giúp người vận hành kiểm tra tình trạng nguồn cấp (cao áp, thấp áplệnh pha...) thông qua chuyển đổi vị trí công tắc chuyển mạch.
- Cầu chì 5A bảo vệ khi xảy ra tình trạng quá tải.
- Đèn H1,2,3 báo tình trạng nguồn điện  của 3 pha.
- Relay (RL1, RL2, RL3), hoạt động (đóng cuộn hút khi có nguồn cấp 220VAC).
- MCB 6A, nhằm mục đích đóng cắt nguồn điện hệ thống điều khiển.
- Tiếp điểm (RL1, RL2, RL3), thường hở khi  cuộn coil relay (RL1, RL2, RL3) bị mất nguồn, dẫn đến việc ngưng cấp nguồn cho hệ thống điều khiển.
Nút nhấn khẩn cấp (E- Stop), dùng trong những trường hợp khẩn cấp và tiếp điêm thường là NC.
+ Ứng dụng.
- Trong công nghiệp, dân dụng (bảo vệ khi bị mất 1 hoặc 3 pha).+ Ưu điểm.
- Tiết kiệm chi phí.

+ Nhược điểm

- Chỉ dùng vào mục đích bảo vệ khi mất 1 hoặc 3 pha điện.
- Số lượng nút nối dây nhiều, tốn kém thời gian lắp đặt.
- Khó khăn, phức tạp trong quá trình bảo trì.
- Chưa thể tối ưu trong quá trình thiết kế tủ.
- Phải kết nối với một số thiết bị khác để bảo vệ cao thấp dòng ,cao thấp áp, đảo pha (thứ tự pha), tần số, hay cos phi...
- Độ bền độ, độ tin cậy tùy thuộc vào thiết bị nguồn gốc xuất xứ.


+ Một số thiết bị bảo vệ được tích hợp sẵn, lắp ráp dễ dàng tối ưu hóa hệ thống độ tin cậy cao.

mạch bảo vệ mất pha


Phần mềm thiết kế hệ thống chống sét

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

XÁC ĐỊNH CỰC TÍNH ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU 3 PHA

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
– Luyện tập kỹ năng xác định đầu đầu, đầu cuối của động cơ
– Củng cố kỹ năng sử dụng các dụng cụ đo điện
2. Yêu cầu
– Xác định đúng cực tính các đầu dây
– An toàn trong quá trình luyện tập
II. ĐIỀU KIỆN CHO BÀI HỌC
1. Thiết bị, vật tư
– Động cơ điện ba pha
– 6 miếng bìa nhỏ để đánh dấu 6 đầu dây
– Dây đơn mềm 1x1,5
– Nguồn điện một chiều 9V, nguồn điện xoay chiều 150V
2. Dụng cụ
– Kìm, kéo, dao con, tuốcnơvít, đồng hồ đo vạn năng, điện kế một chiều, đèn báo
III. NỘI DUNG
1. Xác định bằng dòng điện một chiều
a. Bước 1: Đo thông mạch từng pha
Dùng đồng hồ vạn năng để ở thang đo điện trở, đo thông mạch để xác định hai đầu của một pha. Ta làm như sau:
Một đầu que đo để vào một đầu dây bất kỳ (đầu A), que đo thứ hai lần lượt đặt vào năm đầu dây còn lại nếu kim đồng hồ báo ở đầu dây nào thì đó là hai đầu của một pha (pha A - X), ta đánh dấu lại
Bằng cách tương tự ta di chuyển đầu que đo để xác định các đầu của hai pha còn lại. Đánh dấu pha một là: A và X; Pha hai là: B và Y; Pha ba là C và Z















b. Bước 2: Cách xác định
Nối pha A – X với nguồn điện qua một công tắc đầu A nối với cực (+) đầu X nối với cực (-). Nối pha B – Y với điện kế một chiều (đầu B nối với cực (+) của điện kế, đầu Y nối với cực (-) của điện kế)


Tiến hành đóng ngắt công tắc, nếu kim điện kế quay về bên phải thì đầu B cùng cực tính với đầu A. Nếu kim điện kế quay về bên trái thì đầu B ngược cực tính với đầu A (ta phải đổi lại)



Di chuyển điện kế sang pha thứ ba

Tiến hành đóng ngắt công tắc, nếu kim điện kế quay về bên phải thì đầu C cùng cực tính với đầu A. Nếu kim điện kế quay về bên trái thì đầu C ngược cực tính với đầu A (ta phải đổi lại)





2. Xác định bằng dòng điện xoay chiều:
a. Bước 1: Đo thông mạch từng pha (Tương tự như xác định bằng dòng điện một chiều)
b. Bước 2: Cách xác định
Pha A mắc nối tiếp với pha B (A nối với B), hai đầu (X–Y) đưa ra nguồn. Pha C được nối với đèn thử

Đóng cầu dao, kết quả xảy ra hai trường hợp:
+ Trường hợp 1: Bóng đèn không sáng: A – B cùng cực tính

Trường hợp 2: Bóng đèn sáng: A – B khác cực tính

Xác định pha C: Pha B mắc nối tiếp với pha C (B nối với C), hai đầu (Y – Z) đưa ra nguồn. Pha A được nối với đèn thử


Đóng cầu dao, kết quả xảy ra hai trường hợp
+ Trường hợp1: Đèn không sáng: B – C cùng cực tính

+ Trường hợp 2: Đèn sáng: B – C khác cực tính

3. Những sự cố thường gặp
- Hiện tượng: Đo thông mạch điện trở các pha khác nhau
+ Nguyên nhân: Do động cơ bị chập, cháy, hỏng...

- Hiện tượng: Điện kế, đèn báo hoạt động chập chờn
+ Nguyên nhân: Do các điểm tiếp xúc không tốt
+ Khắc phục: Kiểm tra lại các điểm tiếp xúc

* Đấu dây ra hộp nối
Sau khi xác định chính xác tên cho các đầu dây của động cơ, ta đấu vào hộp đấu dây theo thứ tự như hình vẽ

Bảng tra kích thước vòng bi

Để tra kích thước các loại vòng bi chúng ta thường sử dụng các bảng tra vòng bi thông dụng của SKF, tuy nhiên trong các chuyên mục tiếp theo trang web đại lý vòng bi xin giới thiệu thêm các bảng tra vòng bi NTN cũng là một trong các hãng vòng bi được rất nhiều người sử dụng hiện nay. Các bảng tra kích thước vòng bi NTN trước đây dưới dạng file PDF thường đi theo sê ri vòng bi và không có cột tốc độ giới hạn, từ sau những năm 2010, các bảng tra này đã được cải tiến làm cho việc tra cứu vòng bi khá tiện lợi.
Về cơ bản thì các ký hiệu vòng bi của NTN cũng giống như một số hãng khác như bảng tra vòng bi SKF, bảng tra vòng bi NSK, phần đầu là các số hiệu chủng loại vòng bi là giống nhau, chúng chỉ khác ở phần hậu tố tức phần chữ phía sau các số. Trong phần này trang web đại lý vòng bi xin giới thiệu bảng tra kích thước vòng bi cầu NTN thông dụng.
 
Tra thông số vòng bi NTN
Kích thước vòng bi NTN
 
 
Tra kích thước vòng bi NTN
Tra thông số vòng bi NTN
Bảng tra vòng bi NTN
Trên đây là các thông số kích thước vòng bi NTN. So sánh bảng tra vòng bi giữa các hãng chúng ta thấy để phân biệt các loại vòng bi của SKF và NSK được bố trí theo hàng, mỗi loại vòng bi có 1 hàng riêng biệt ví dụ vòng bi 6207, 6207 - 2Z, 6207 - 2RS1 v.v. Trong khi của NTN được bổ xung thêm cột ví dụ vòng bi 6208 ZZ, 6208 LLB, 6208 LLH, 6208 LLU, trong đó NTN định nghĩa rõ ràng các ký hiệu ZZ, LLB, LLH, LLU là kiểu nắp chặn hở, kín hoặc rất kín v.v.

Bảng tra kích thước vòng bi (bạc đạn) cho bánh xe

Vòng bi một dạng của ổ đỡ trục, đây là cơ cấu cơ khí giúp giảm thiểu lực ma sát bằng cách chuyển ma sát trượt của 2 bộ phận tiếp xúc nhau khi chuyển động thành ma sát lăn giữa các con lăn hoặc viên bi được đặt cố định trong một khung hình khuyên. Vòng bi còn được gọi là ổ lăn hoặc bạc đạn.
Trong công nghiệp bánh xe, thường các bánh xe loại tốt hoặc tải trọng lớn thường được lắp vòng bi. Về cơ cấu và chủng loại vòng bi dùng cho công nghiệp bánh xe bạn đọc có thể đọc bài viết chuyên ngành tại đây.
Trong bài viết này, Blog bánh xe xin cung cấp bảng tra kích thước vòng bi sắp xếp theo đường kinh trục. Ở VN ta thường dùng vòng bi bạc đạn rãnh sâu theo tiêu chuẩn KS B 2030.
Bánh xe lắp vòng bi
Mô tả chuyển động vòng bi
Hướng dẫn tra: 
D: Đường kính ngoài vòng bi
d: đường kính trục
T: độ dày vòng bi
Đơn vị: mm








THEO ĐƯỜNG KÍNH ÁO NGOÀI
THEO ĐƯỜNG KÍNH TRỤC
D d T Mã vòng bi
d D T Mã vòng bi
19 10 5 6800
10 26 8 6000
21 12 5 6801
30 9 6200
22 10 6 6900
35 11 6300
24 12 6 6901
19 5 6800
15 5 6802
22 6 6900
26 10 8 6000
12 28 8 6001
17 5 6803
32 10 6201
28 12 8 6001
37 12 6301
15 7 6902
21 5 6801
30 10 9 6200
24 6 6901
17 7 6903
15 32 9 6002
32 12 10 6201
35 11 6202
15 9 6002
42 13 6302
20 7 6804
24 5 6802
35 10 11 6300
28 7 6902
15 11 6202
17 35 10 6003
17 10 6003
40 12 6203
37 12 12 6301
47 14 6303
20 9 6904
26 5 6803
25 7 6805
30 7 6903
40 17 12 6203
20 42 12 6004
42 15 13 6302
47 14 6204
20 12 6004
52 15 6304
25 9 6905
32 7 6804
30 7 6806
37 9 6904
47 17 14 6303
22 50 14 62122
20 14 6204
56 16 63122
25 12 6005
25 47 12 6005
30 9 6906
52 15 6205
35 7 6807
62 17 6305
50 22 14 62122
37 7 6805
52 20 15 6304
42 9 6905
25 15 6205
28 58 16 62128
40 7 6808
68 18 63128
55 30 13 6006
30 55 13 6006
35 10 6907
62 16 6206
56 22 16 63122
72 19 6306
58 28 16 62128
42 7 6806
45 7 6809
47 9 6906
62 25 17 6305
32 65 17 62132
30 16 6206
75 20 63132
35 14 6007
35 62 14 6007
40 12 6908
72 17 6207
65 32 17 62132
80 21 6307
50 7 6810
47 7 6807
68 28 18 63128
55 10 6907
40 15 6008
40 68 15 6008
45 12 6909
80 18 6208
72 30 19 6306
90 23 6308
35 >17 6207
52 7 6808
50 12 6910
62 12 6908
55 9 6811
45 75 16 6009
75 32 20 63132
85 19 6209
45 16 6009
100 25 6309
78 60 10 6812
58 7 6809
80 35 21 6307
68 12 6909
40 18 6208
50 80 16 6010
50 16 6010
90 20 6210
55 13 6911
110 27 6310
85 45 19 6209
65 7 6810
60 13 6912
72 12 6910
65 10 6813
55 90 18 6011
90 40 23 6308
100 21 6211
50 20 6210
120 29 6311
55 18 6011
72 9 6811
65 13 6913
80 13 6911
70 10 6814
60 95 18 6012
95 60 18 6012
110 22 6212
75 10 6815
130 31 6312
100 45 25 6309
78 10 6812
55 21 6211
85 13 6912
65 18 6013
65 100 18 6013
70 16 6914
120 23 6213
80 10 6816
140 33 6313
105 75 16 6915
85 10 6813
110 50 27 6310
90 13 6913
60 22 6212
70 110 20 6014
70 20 6014
125 24 6214
80 16 6916
150 35 6314
85 13 6817
90 10 6814
115 75 20 6015
100 16 6914
90 13 6818
75 115 20 6015
120 55 29 6311
130 25 6215
65 23 6213
160 37 6315
85 18 6917
95 10 6815
95 13 6819
105 16 6915
125 70 24 6214
80 125 22 6016
80 22 6016
140 26 6216
90 18 6918
170 39 6316
100 13 6820
100 10 816
130 60 31 6312
110 16 6916
75 25 6215
85 130 22 6017
85 22 6017
150 28 6217
95 18 6919
180 41 6317
140 65 33 6313
110 13 6817
80 26 6216
120 18 6917
90 24 6018
90 140 24 6018
100 20 6920
160 30 6218
145 95 24 6019
190 43 6318
150 70 35 6314
115 13 6818
85 28 6217
125 18 6918
100 24 6020
95 145 24 6019
160 75 37 6315
170 32 6219
90 30 6218
200 45 6319
170 80 39 6316
120 13 6819
95 32 6219
130 18 6919
180 85 41 6317
100 150 24 6020
100 34 6220
180 34 6220
190 90 43 6318
215 47 6320
200 95 45 6319
125 13 6820
215 100 47 6320
140 20 6920

Tra cứu vòng bi SKF như thế nào? – Phần 1

Ngày nay, thương hiệu vòng bi SKF luôn là lựa chọn hàng đầu của các máy móc công nghiệp. Nhưng hiện tại, vòng bi SKF có rất nhiều mẫu mã, thông số khác nhau vì vậy lựa chọn được vòng bi đúng cho loại máy mình cần rất khó khăn. Hôm nay, Chuyenvongbi sẽ hướng dẫn các bạn cách tra cứu vòng bi SKF đơn giản nhất để phù hợp với thông số máy móc mà bạn cần.
   1.Ký hiệu dải ổ lăn
Với vòng bi công nghiệp SKF, mỗi ổ lăn tiêu chuẩn đều thuộc về một dải ổ lăn nào đó, được nhận biết bằng ký hiệu cơ bản bỏ đi thành phần xác định kính cỡ ổ lăn. Ký hiệu dải ổ lăn thường bao gồm một tiếp vị ngữ A, B, C, D, hoặc E hoặc các chữ cái kết hợp lại như CA. Những tiếp vị ngữ này thể hiện sự khác biệt về các thiết kế bên trong như góc tiếp xúc. Những ký hiệu dải ổ lăn thông dụng nhất được nêu trong giản đồ 3 phía trên hình vẽ ổ lăn. Những số ghi trong ngoặc sẽ không có trong ký hiệu dải ổ lăn.
2.Tiếp đầu ngữ
Các tiếp đầu ngữ được sử dụng để chỉ các thành phần của vòng bi và thường theo sau bằng ký hiệu của toàn bộ ổ lăn hoặc dùng để tránh nhầm lẫn với ký hiệu của những ổ lăn khác.
Tiếp đầu ngữ được sử dụng trước ký hiệu của ổ côn theo hệ thống được mô tả trong Tiêu chuẩn ANSI/ABMA 19 (chủ yếu) cho ổ lăn hệ inch.
– GS: Vòng đệm ổ của ổ đũa chặn.
– K: Bộ con lăn đũa chặn và vòng cách.
– K-  Cụm vòng trong với các con lăn và vòng cách ghép lại (cone), hoặc vòng ngoài (cup) của ổ đũa côn hệ inch theo tiêu chuẩn ABMA.
– L:  Vòng trong hoặc vòng ngoài rời của ổ lăn có thể tách rời.
– R:  Cụm vòng trong hoặc vòng ngoài lắp với bộ con lăn (và vòng cách) của ổ lăn có thể tách rời.
– W:  Ổ bi đỡ bằng thép không rỉ.
– WS:  Vòng đệm trục của ổ đũa chặn.
– ZE:  Ổ lăn có chức năng SensorMount.
   3.Tiếp vị ngữ
Các tiếp vị ngữ được sử dụng đễ biểu thị một số khác biệt về thiết kế hoặc thay đổi so với những thiết kế cơ bản hay thiết kế tiêu chuẩn. Các tiếp vị ngữ được chia ra làm nhiều nhóm và để xác định nhiều đặc tính khác nhau thì những tiếp vị ngữ được sắp xếp theo thứ tự được mô tả trong
Những tiếp vị ngữ thường được sử dụng nhất được liệt kê sau đây. Lưu ý rằng không phải tất cả các loại đặc biệt này đều có sẵn hàng.
  • A : Thay đổi hoặc cải tiến thiết kế bên trong của ổ lăn nhưng kích thước bao không thay đổi. Theo nguyên tắc thì ý nghĩa của các tiếp vị ngữ chỉ đúng với từng loại ổ lăn hoặc những dãy ổ lăn nào đó.
Ví dụ:
4210 A: Ổ bi đỡ hai dãy không có rãnh tra bi.
3220 A: Ổ bi đỡ chặn hai dãy có góc tiếp xúc không có rảnh.
  • AC   Ổ bi đỡ chặn một dãy có góc tiếp xúc: 25
  • ADA Rãnh cài vòng chặn trên vòng ngoài được cải tiến; vòng trong hai khối ghép với nhau bằng vòng kẹp
  • B    Thay đổi hoặc cải tiến thiết kế bên trong của bạc đạn nhưng kích thước bao không thay đổi. Theo nguyên tắc thì ý nghĩa của các tiếp vị ngữ chỉ đúng với từng dãy ổ lăn nào đó.
Ví dụ:
7224 B: Ổ bi đỡ chặn một dãy có góc tiếp xúc: 40
32210 B: Ổ đũa côn có góc tiếp xúc lớn
  • Bxx(x)    B kết hợp với hai hoặc ba chữ số biểu thị sự thay đổi về thiết kế tiêu chuẩn mà những tiếp vị ngữ thông thường không xác định được.
Ví dụ:  B20: Giảm dung sai bề rộng
  • C Thay đổi hoặc cải tiến thiết kế bên trong của ổ lăn nhưng kích thước bao không thay đổi. Theo nguyên tắc thì ý nghĩa của các tiếp vị ngữ chỉ đúng với từng dãy ổ lăn nào đó.
Ví dụ:
21306 C: Ổ lăn tang trống không có gờ chặn trên vòng trong, con lăn đối xứng, vòng dẫn hướng tự do và vòng cách dạng ô kín.
  • CA  1. Ổ lăn tang trống thiết kế kiểu C, nhưng có gờ chặn trên vòng trong và vòng cách được gia công cắt gọt
    2. Ổ bi đỡ chặn một dãy để lắp cặp bất kỳ. Khi hai ổ bi loại này lắp lưng đối lưng hoặc mặt đối mặt thì sẽ           có khe hở dọc trục nhỏ hơn tiêu chuẩn (CB) CAC Ổ lăn tang trống thiết kế kiểu CA nhưng phần dẫn                   hướng các con lăn được cải tiến tốt hơn
  • CB    1. Ổ bi đỡ chặn một dãy để lắp cặp bất kỳ. Khi hai ổ bi loại này lắp lưng đối lưng hoặc mặt đối mặt thì               trước khi lắp sẽ có khe hở dọc trục tiêu chuẩn
    2. Khe hở dọc trục của ổ bi đỡ chặn hai dãy được khống chế
  • CC    1. Ổ lăn tang trống thiết kế kiểu CA nhưng phần dẫn hướng các con lăn được cải tiến tốt hơn
    2. Ổ bi đỡ chặn một dãy để lắp cặp bất kỳ. Khi hai ổ bi loại này lắp lưng đối lưng hoặc mặt đối mặt thì sẽ           có khe hở dọc trục lớn hơn tiêu chuẩn (CB)
  • CLN Ổ côn có dung sai theo tiêu chuẩn ISO cấp 6X
  • CL0 Ổ côn hệ inch có dung sai cấp 0 theo tiêu chuẩn ANSI/ABMA 19.2:1994
  • CL00 Ổ côn hệ inch có dung sai cấp 00 theo tiêu chuẩn ANSI/ABMA 19.2:1994
  • CL3 Ổ côn hệ inch có dung sai cấp 3 theo tiêu chuẩn ANSI/ABMA 19.2:1994
  • CL7C Ổ côn có ma sát thấp và độ chính xác hoạt động cao.
  • CN Khe hở tiêu chuẩn, thường được sử dụng chung với một chữ cái để cho biết khoảng khe hở được thu nhỏ hoặc dịch chuyển.
vòng bi SKF
Tra cứu vòng bi SKF
Ví dụ:
CNH   Nửa trên của khoảng khe hở tiêu chuẩn
CNL    Hai phần tư giữa của khoảng khe hở tiêu chuẩn
CNM   Nửa dưới của khoảng khe hở tiêu chuẩn
CNP    Nửa trên của khoảng khe hở tiêu chuẩn và nửa dưới của khoảng khe hở C3
Các chữ cái H, M, L và P nêu trên cũng được sử dụng chung với những cấp khe hở C2, C3 và C4
  • CV    Ổ đũa không có vòng cách với thiết kế bên trong được cải tiến
  • CS    Phớt tiếp xúc bằng cao su nitrile butadiene (NBR) được gia cố bằng tấm thép lắp một bên của ổ lăn
  • 2CS  Phớt tiếp xúc CS lắp hai bên của ổ lăn
  • CS2   Phớt tiếp xúc bằng cao su fluoro (FKM) được gia cố bằng tấm thép lắp một bên của ổ lăn
  • 2CS2  Phớt tiếp xúc CS2 lắp hai bên của ổ lăn
  • CS5   Phớt tiếp xúc bằng cao su nitrile butadiene hydrô hóa (HNBR) được gia cố bằng tấm thép lắp một bên của ổ lăn
  • 2CS5 Phớt tiếp xúc CS5 lắp hai bên của ổ lăn
  • C1 Ổ lăn có khe hở nhỏ hơn C2
  • C2 Ổ lăn có khe hở nhỏ hơn khe hở tiêu chuẩn (CN)
  • C3 Ổ lăn có khe hở lớn hơn khe hở tiêu chuẩn (CN)
  • C4 Ổ lăn có khe hở lớn hơn C3
  • C5 Ổ lăn có khe hở lớn hơn C4
  • C02 Dung sai đặc biệt để nâng cao độ chính xác hoạt động của vòng trong của ổ lăn
  • C04 Dung sai đặc biệt để nâng cao độ chính xác hoạt động của vòng ngòai của ổ lăn
  • C08 C02 + C04
  • C083 C02 + C04 + C3
  • C10 Dung sai kích thước đường kính ngòai và đường kính lỗ được giảm xuống
  • D Thay đổi hoặc cải tiến thiết kế bên trong của ổ lăn nhưng kích thước bao không thay đổi. Theo nguyên tắc thì ý nghĩa của các tiếp vị ngữ chỉ đúng với từng dãy ổ lăn nào đó.
Ví dụ:    3310 D: Ổ bi đỡ chặn hai dãy có vòng trong hai khối.
  • DA Rãnh cài vòng chặn trên vòng ngòai được cải tiến; vòng trong hai khối ghép với nhau bằng vòng kẹp DB Hai ổ bi đỡ một dãy (1), Ổ bi đỡ chặn một dãy (2) hoặc ổ côn một dãy để lắp cặp lưng đối lưng. Những chữ cái đi theo sau DB thể hiện độ lớn của khe hở dọc trục
    hoặc dự ứng lực lên cặp ổ lăn trước khi lắp.
    A    Dự ứng lực nhỏ (2)
    B    Dự ứng lực trung bình (2)
    C    Dự ứng lực lớn (2)
    CA  Khe hở dọc trục nhỏ hơn khe hở tiêu chuẩn (CB)(1, 2)
    CB  Khe hở dọc trục tiêu chuẩn (1, 2)
    CC  Khe hở dọc trục lớn hơn khe hở tiêu chuẩn (CB) (1, 2)
    C    Khe hở dọc trục đặc biệt bằng μm
    GA  Dự ứng lực nhỏ (1)
    GB  Dự ứng lực trung bình (1)
    G    Dự ứng lực đặc biệt bằng daN
Đối với ổ côn lắp cặp thì thiết kế và bố trí của vòng chặn giữa vòng trong và hai vòng ngoài được thể hiện bằng 2 chữ số đứng giữa DB và những chữ cái nêu trên.
  • DF    Hai ổ bi đỡ một dãy, ổ bi đỡ chặn một dãy hoặc ổ côn một dãy để lắp cặp mặt đối mặt. Những chữ cái đi theo sau DF được giải thích trong phần DB.
  • DT    Hai ổ bi đỡ một dãy, ổ bi đỡ chặn một dãy hoặc ổ côn một dãy để lắp cặp cùng chiều; đối với ổ côn lắp cặp thì thiết kế và bố trí của vòng chặn giữa vòng trong và/ hoặc hai vòng ngoài được thể hiện bằng
    hai chữ số đứng ngay sau DT.
  • E Thay đổi hoặc cải tiến thiết kế bên trong của ổ lăn nhưng kích thước bao không thay đổi. Theo nguyên tắc thì ý nghĩa của các tiếp vị ngữ này chỉ đúng với từng sê ri ổ lăn nào đó.
Ví dụ:
7212 BE: Ổ bi đỡ chặn một dãy có góc tiếp xúc 40o và thiết kế bên trong được cải tiến  
  • EC Ổ đũa đỡ một dãy có thiết kế bên trong và phần tiếp xúc giữa mặt đầu của các con lăn và vai chặn được cải tiến
  • ECA Ổ lăn tang trống theo thiết kế CA nhưng bộ con lăn được cải tiến
  • ECAC Ổ lăn tang trống theo thiết kế CAC nhưng bộ con lăn được cải tiến
  • F Vòng cách bằng thép hoặc gang đúc đặc biệt, bố trí ngay giữa con lăn; thiết kế hoặc vật liệu khác được xác định bằng những chữ số theo sau F như F1
  • FA Vòng cách bằng thép hoặc gang đúc đặc biệt, bố trí giữa vai vòng ngoài
  • FB Vòng cách bằng thép hoặc gang đúc đặc biệt, bố trí giữa vai vòng trong
  • G Ổ bi đỡ chặn một dãy để lắp cặp bất kỳ. Khi hai ổ bi loại này lắp lưng đối lưng
    hoặc mặt đối mặt thì trước khi lắp sẽ có khe hỡ dọc trục nào đó. Biểu thị đặc tính của mỡ trong ổ lăn. Chữ cái thứ hai cho biết nhiệt độ làm việc của mỡ và chữ cái thứ ba cho biết loại mỡ. Ý nghĩa của chữ cái thứ hai như sau:
    E Mỡ chịu áp suất cao
    F Mỡ thực phẩm
    H, J Mỡ chịu nhiệt độ cao, từ –20 đến +130 °C
    L Mỡ chịu nhiệt độ thấp, từ –50 đến +80 °C
    M Mỡ chịu nhiệt độ trung bình, từ –30 đến +110 °C
    W, X Mỡ chịu nhiệt thấp/cao , từ –40 đến +140 °C
    Con số theo sau chữ cái thứ ba cho biết sự chênh lệch về lượng mỡ cho vào trong ổ lăn so với tiêu chuẩn. Các số 1,2,3 cho biết lượng mỡ bôi sẵn trong ổ lăn ít hơn tiêu chuẩn, từ 4 đến 9 cho biết lượng mỡ bôi sẵn nhiều hơn.
Ví dụ :
GEA: Mỡ chịu áp suất cao, lượng mỡ cho vào trong ổ lăn theo tiêu chuẩn
GLB2: Mỡ chịu nhiệt độ thấp, lượng mỡ bôi sẵn từ 15 đến 25% khoảng trống
  • GA Ổ bi đỡ chặn một dãy để lắp cặp bất kỳ.
    Khi hai ổ bi loại này lắp lưng đối lưng hoặc mặt đối mặt thì trước khi lắp sẽ có
    tải trọng đặt trước nhỏ
  • GB Ổ bi đỡ chặn một dãy để lắp cặp bất kỳ.
    Khi hai ổ bi loại này lắp lưng đối lưng hoặc mặt đối mặt thì trước khi lắp sẽ có
    tải trọng đặt trước trung bình
  • GC Ổ bi đỡ chặn một dãy để lắp cặp bất kỳ.
    Khi hai ổ bi loại này lắp lưng đối lưng hoặc mặt đối mặt thì trước khi lắp sẽ có tải trọng đặt trước lớn
  • GJN Mỡ với chất làm đặc bằng Polyurea, độ đặc NLGI 2 ở nhiệt độ từ –30 đến +150oC (Lượng mỡ bôi sẵn tiêu chuẩn)
  • GXN Mỡ với chất làm đặc bằng Polyurea, độ đặc NLGI 2 ở nhiệt độ từ –40 đến +150oC (Lượng mỡ bôi sẵn tiêu chuẩn)
  • H Vòng cách bằng thép dập kiểu hở, được tôi bề mặt
  • HA Ổ lăn hoặc các bộ phận của ổ lăn được làm bằng thép tôi bề mặt. Để có thể xác định cụ thể hơn thì HA được ghi kèm với các chữ số sau:
    0 Toàn bộ ổ lăn
    1 Vòng trong và vòng ngoài
    2 Vòng ngoài
    3 Vòng trong
    4 Vòng trong, vòng ngoài và bộ con lăn
    5 Bộ con lăn
    6 Vòng ngoài và bộ con lăn
    7 Vòng trong và bộ con lăn
  • HB Ổ lăn hoặc các bộ phận của ổ lăn được tôi Bainite . Để có thể xác định cụ thể hơn thì HB được ghi kèm với một trong các chữ số như đã giải thích trong phần HA
  • HC Ổ lăn hoặc các bộ phận của ổ lăn được làm bằng gốm. Để có thể xác định cụ thể hơn thì HC được ghi kèm với một trong các chữ số như đã giải thích trong phần HA
  • HE Ổ lăn hoặc các bộ phận của ổ lăn được làm bằng thép đúc chân không. Để có thể xác định cụ thể hơn thì HE được ghi kèm với một trong các chữ số như đã giải thích trong phần HA
  • HM Ổ lăn hoặc các bộ phận của ổ lăn được tôi Martensite. Để có thể xác định cụ thể hơn thì HM được ghi kèm với một trong các chữ số như đã giải thích trong phần HA
  • HN Ổ lăn hoặc các bộ phận của ổ lăn được tôi bề mặt đặc biệt. Để có thể xác định cụ thể hơn thì HN được ghi kèm với một trong các chữ số như đã giải thích trong phần HA
  • HT Mỡ bôi trơn sẵn trong ổ lăn là mỡ chịu nhiệt độ cao (-20 đến +130oC). HT hoặc hai chữ số theo sau HT xác định lọai mỡ.
    Lượng mỡ cho vào ổ lăn khác với tiêu chuẩn thì xác định bằng chữ cái hoặc chữ số kết hợp với HTxx:
    A Lượng mỡ bôi sẵn trong ổ lăn ít hơn tiêu chuẩn
    B Lượng mỡ bôi sẵn trong ổ lăn nhiều hơn tiêu chuẩn
    C Lượng mỡ bôi sẵn trong ổ lăn nhiều hơn 70 %
    F1 Lượng mỡ bôi sẵn trong ổ lăn ít hơn tiêu chuẩn
    F7 Lượng mỡ bôi sẵn trong ổ lăn nhiều hơn tiêu chuẩn
    F9 Lượng mỡ bôi sẵn trong ổ lăn nhiều hơn 70 %
    Ví dụ: HTB, HT22 hoặc HT24B
  • HV   Ổ lăn hoặc các bộ phận của ổ lăn được làm bằng thép không gỉ. Để có thể xác định cụ thể hơn thì HV được ghi kèm với một trong các chữ số như đã giải thích trong phần HA
  • J Vòng cách bằng thép dập, bố trí ngay giữa các con lăn, không được tôi; thiết kế và vật liệu khác thì sẽ được ký hiệu thêm chữ số như J1
  • JR   Vòng cách làm từ hai vòng đệm phẳng bằng thép không tôi, ghép lại bằng đinh tán
  • K   Lỗ côn, góc côn 1:12
  • K30   Lỗ côn, góc côn 1:30
  • LHT   Mỡ chịu nhiệt độ thấp và cao bôi trơn sẵn trong ổ lăn (-40 đến +140oC). Hai chữ số theo sau LHT cho biết loại mỡ.
    Chữ cái hoặc chữ số đi kèm như đã giải thích trong phần “HT” xác định lượng mỡ cho vào ổ lăn khác với tiêu chuẩn.
Ví dụ: LHT23, LHT23C hoặc LHT23F7
  • LS Phớt tiếp xúc bằng cao su Acrylonitrilebutadiene (NRB) hoặc Polyurethane
    (AU), có hoặc không có tấm thép gia cố lắp một bên ổ lăn
  • 2LS Phớt tiếp xúc LS, lắp ở hai mặt của ổ lăn
  • LT Mỡ chịu nhiệt độ thấp bôi trơn sẵn trong ổ lăn (-50 đến +80oC). LT hoặc hai chữ
    số theo sau LT xác định loại mỡ. Chữ cái hoặc chữ số kết hợp đi kèm được nêu
    trong phần HT xác định lượng mỡ khác với tiêu chuẩn.
Ví dụ: LT, LT10 hay LTF1
  • L4B Ổ lăn hoặc các bộ phận của ổ lăn có một lớp phủ bề mặt đặc biệt
  • L5B Bộ con lăn có một lớp phủ bề mặt đặc biệt
  • L5DA Ổ lăn NoWear với các con lăn được phủ gốm
  • L7DA Ổ lăn NoWear với các con lăn và rãnh lăn của vòng trong được phủ gốm
  • M Vòng cách bằng đồng thau gia công cắt, bố trí ngay giữa các con lăn; thiết kế và vật liệu khác thì sẽ được ký hiệu thêm chữ số như M2
  • MA Vòng cách bằng đồng thau gia công cắt, bố trí giữa vai vòng ngòai
  • MB Vòng cách bằng đồng thau gia công cắt, bố trí giữa vai vòng trong
  • ML Vòng cách bằng đồng thau nguyên khối, dạng ô kín, bố trí giữa vai vòng ngoài hoặc vòng trong
  • MP Vòng cách bằng đồng thau nguyên khối, dạng ô kín, các ô của vòng cách được đột hoặc khoét, bố trí giữa vai vòng ngoài hoặc vòng trong
  • MR Vòng cách bằng đồng thau nguyên khối, dạng ô kín, bố trí ngay giữa các con lăn
  • MT Mỡ chịu nhiệt độ trung bình bôi trơn sẵn trong ổ lăn (-30 đến +110oC). Hai chữ số theo sau MT cho biết loại mỡ. Chữ cái hoặc chữ số kết hợp đi kèm như đã giải thích trong phần “HT” xác định lượng mỡ cho vào ổ lăn khác với tiêu chuẩn.
Ví dụ: MT33, MT37F9 hoặc MT47
  • N     Rãnh cài vòng chặn trên vòng ngoài
  • NR   Rãnh và vòng chặn trên vòng ngoài
  • N1    Một rãnh định vị ở một mặt bên của vòng ngoài
  • N2    Hai rãnh định vị ở một mặt bên của vòng ngoài cách nhau 180o
  • P      Vòng cách bằng Polyamide 6,6 phun ép được độn sợi thủy tinh, bố trí ở giữa con lăn
  • PH    Vòng cách bằng polyether etherketone (PEEK) phun ép, bố trí ở giữa con lăn
  • PHA  Vòng cách bằng Polyether ether ketone (PEEK) ép đùn, bố trí giữa vai vòng ngoài
  • PHAS  Vòng cách bằng PEEK ép đùn, bố trí ở giữa vai vòng ngoài, có rãng bôi trơn ở bề mặt tiếp xúc
  • P4    Cấp chính xác kích thước và hoạt động theo cấp 4 của tiêu chuẩn ISO
  • P5    Cấp chính xác kích thước và hoạt động theo cấp 5 của tiêu chuẩn ISO
  • P6    Cấp chính xác kích thước và hoạt động theo cấp 6 của tiêu chuẩn ISO
  • P62   P6 + C2
  • P63   P6 + C3
  • Q    Cải tiến biên dạng tiếp xúc và gia công tinh bề mặt (ổ đũa côn)

BẢNG TRA KÍCH THƯỚC VÒNG BI BẠC ĐẠM

Bảng tra sẽ giúp ta dễ dàng trong việc lựa chọn vòng bi bạc đạn cho trục và lỗ trong thiết kế và gia công. Ở VN ta thường dùng vòng bi bạc đạn rãnh sâu theo tiêu chuẩn KS B 2030. Để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn vòng bi bạc đạn cho trục hay lỗ trong thiết kế và gia công ta dựa vào đường kính trong của vòng bi bạc đạn và tra được những thông số như : loại vòng bi bạc đạn (Size), đường kính ngoài (Outer Diameter) và độ dày (T) theo bảng sau.



Hướng dẫn tra: 
OD : đường kính ngoài
id: đường kính trong
T: độ dày ổ lăn
Đơn vị: mm

id OD T Loại   id OD T Loại
10 26 8 6000   50 80 16 6010
10 30 9 6200   50 90 20 6210
10 35 11 6300   50 110 27 6310
10 19 5 6800   50 65 7 6810
10 22 6 6900   50 72 12 6910
12 28 8 6001   55 90 18 6011
12 32 10 6201   55 100 21 6211
12 37 12 6301   55 120 29 6311
12 21 5 6801   55 72 9 6811
12 24 6 6901   55 80 13 6911
15 32 9 6002   60 95 18 6012
15 35 11 6202   60 110 22 6212
15 42 13 6302   60 130 31 6312
15 24 5 6802   60 78 10 6812
15 28 7 6902   60 85 13 6912
17 35 10 6003   65 100 18 6013
17 40 12 6203   65 120 23 6213
17 47 14 6303   65 140 33 6313
17 26 5 6803   65 85 10 6813
17 30 7 6903   65 90 13 6913
20 42 12 6004   70 110 20 6014
20 47 14 6204   70 125 24 6214
20 52 15 6304   70 150 35 6314
20 32 7 6804   70 90 10 6814
20 37 9 6904   70 100 16 6914
22 50 14 62122   75 115 20 6015
22 56 16 63122   75 130 25 6215
25 47 12 6005   75 160 37 6315
25 52 15 6205   75 95 10 6815
25 62 17 6305   75 105 16 6915
25 37 7 6805   80 125 22 6016
25 42 9 6905   80 140 26 6216
28 58 16 62128   80 170 39 6316
28 68 18 63128   80 100 10 6816
30 55 13 6006   80 110 16 6916
30 62 16 6206   85 130 22 6017
30 72 19 6306   85 150 28 6217
30 42 7 6806   85 180 41 6317
30 47 9 6906   85 110 13 6817
32 65 17 62132   85 120 18 6917
32 75 20 63132   90 140 24 6018
35 62 14 6007   90 160 30 6218
35 72 17 6207   90 190 43 6318
35 80 21 6307   90 115 13 6818
35 47 7 6807   90 125 18 6918
35 55 10 6907   95 145 24 6019
40 68 15 6008   95 170 32 6219
40 80 18 6208   95 200 45 6319
40 90 23 6308   95 120 13 6819
40 52 7 6808   95 130 18 6919
40 62 12 6908   100 150 24 6020
45 75 16 6009   100 180 34 6220
45 85 19 6209   100 215 47 6320
45 100 25 6309   100 125 13 6820
45 58 7 6809   100 140 20 6920
45 68 12 6909