Sửa chữa bảo dưỡng động cơ điện các loại

Cơ điện HUẾ HƯƠNG chuyên: - Quấn mới, sửa chữa động cơ điện, mô tơ điện các loại.... - Máy phát điện. - Nồi cơm điện, quạt điện.... - Nhận làm kích điện

Nhận làm mạch invert 12 ra 220V, mạch kích cá công suất theo yêu cầu

Công suất 1000W: Đánh bắt cá trên thuyền (sông, ao, hồ...).

Nhận lắp đặt tủ điện bảng điện

Sửa chữa thay thế lắp mới bảng điện tủ điện điều khiển động cơ

Bán Ronha kiểm tra roto

Ronha thiết bị không thể thiếu thợ điện cơ. Bán phân phối toàn quốc

Bán sách, sơ đồ quấn các loại động cơ, tài liệu

Sách kinh nghiệm ghi chép tất cả các sơ đồ động cơ, máy phát điện từ đơn giản đến phức tạp, sách được ghi từ số liệu thực tế, dữ liệu được scan lại

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2019

Mạch nguồn xung


Thiết kế hoàn chỉnh mạch nguồn xung flyback đơn giản nhất

Vấn đề nguồn xung cho tới nay vẫn làm đau đầu khá nhiều người làm điện tử. Tay mơ thì không biết bắt đầu từ đâu, làm như thế nào, tối ưu ra sao. Chuyên nghiệp thì làm cái lớn, bộ nguồn nhỏ dưới 10W thường ít để tâm và bỏ công làm; khi cần mới thấy ... thiếu.

Bqv xin phép chia xẻ tới các thành viên diễn đàn một thiết kế hoàn chỉnh, đơn giản và hữu dụng. Thiết kế này bqv đã sử dụng nhiều năm trên thực tế và gọt dũa vài lần, thành viên diễn đàn có thể dùng ngay mà không phải lo làm chuột bạch.

Hoàn chỉnh
- Điện áp đầu ra 5V, có thể thay đổi trong dải 3-12V chỉ bằng cách thay đổi điện áp của zener đầu ra, mạch còn lại vẫn giữ nguyên.
- Áp ra khá "sạch", đưa trực tiếp vào vi điều khiển được ngay vì đã có khâu lọc phụ, lọc sạch gai điện áp đặc trưng của flyback.
- Công suất đạt từ 2 tới 10W, tương ứng TNY253 tới TNY255;
- Cùng một thiết kế chạy được cả cả TNY25x (TinySwitch đời đầu) lẫn TNY26x (TinySwitch II), rất linh hoạt
- Đầy đủ sơ đồ nguyên lý, bản vẽ mạch in ... theo đúng tinh thần mã nguồn mở của GNU/Linux.
- Thiết kế trên nền phần mềm KiCAD, đây là phần mềm tự do & mã nguồn mở, chạy trên cả Linux, MacOS, Windows và Unix

Đơn giản
- Sử dụng rất ít linh kiện, số lượng linh kiện chỉ bằng 1/2 so với cách dùng linh kiện UC384x; người ít kinh nghiệm điện tử cũng có thể lắp được ngay lần đầu trong khi gần như chắc chắn thất bại với thiết kế UC384x.
- Sử dụng biến áp đơn giản, chỉ cần 2 cuộn dây sơ cấp & thứ cấp, không cần cuộn phụ; đơn giản nếu muốn tự quấn biến áp, đơn giản khi dùng biến áp có sẵn vì dòng IC TNY... ít kén chọn biến áp.
- Mạch thực tế sử dụng biến áp bán sẵn trên thị trường, người ít kinh nghiệm không cần phải tự quấn

Rẻ
- Ít linh kiện
- Biến áp đơn giản, có thể chạy với biến áp quấn tay, biến áp xạc điện thoại di động, biến áp bán sẵn đủ loại
- Tỷ lệ sai hỏng thấp, khó nổ nếu lắp sai (chỉ đơn giản là không chạy) 


Sơ đồ nguyên lý, chi tiết hơn nên xem file schema KiCAD


Mạch thực tế, thử với 2 tải 12R - công suất ra > 4W



Mặt trên




Mặt hàn và linh kiện SMD





Toàn bộ thiết kế, mạch có thể lắp TNY25x (TinySwitch) hoặc TNY26x (TinySwitch II) đều được
85d64630e5e87e5f5b537e1d6ce2a2f8.zip

Biến áp sử dụng trong thiết kế
http://icvn.com.vn/s%E1%BA%A3n-ph%E1...ng-ee16-detail
Loại này có cuộn dây phụ, nhưng TNY25x không cần dùng đến. Nếu thiết kế với IC flyback thông thường (Viper, FSDM, TOP...) sẽ cần dùng tới cuộn này.

Lưu ý : một số thành viên phản ánh rằng không tải được tệp đính kèm. Bqv thử thì vẫn ổn, tuy nhiên nếu ai cảm thấy khó quá thì tải tệp đính kèm từ bài viết sau
http://www.dientuvietnam.net/forums/...28#post1681928
Attached Files
Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2019

Thiếc

Hút thiếc. Bằng cách lấy dây đồng mịn và nhỏ để lấy hết thiếc. Sau đó khò nóng bằng khò để lấy nhẹ nhàng
Tiếp tục hút hết thiếc. Để lỗ cắm chân linh kiện. Và cuối cùng hàn thiếc

sửa máy giặt












mạch âm thanh