Kỹ năng lãnh đạo
Nếu không đặt ra kỳ vọng cho nhóm, đẩy nhân viên ra khỏi vòng an toàn của họ, khiến mọi người có trách nhiệm với công việc thì tức là bạn đang thất bại trong cương vị một người lãnh đạo. Tôi đã từng thất bại khi rơi vào trường hợp đó vài năm trước đây.
Ngày mới đi làm, tôi làm việc cho một người luôn tỏ ra khinh bỉ nhân viên của mình. Dù cho tôi có làm gì thì cũng không thể làm hài lòng ông ta. Những kỷ niệm đó đã hằn sâu trong tôi cho đến nhiều năm sau khi phấn đấu lên làm trưởng phòng, tôi tự hứa sẽ không bao giờ trở thành như vậy. Tôi muốn nuôi dưỡng một môi trường mà mọi người cảm thấy mình có quyền dân chủ, được đánh giá cao và thực sự hạnh phúc khi làm việc. Tuy nhiên khi tránh xa con đường độc hại kia thì tôi lại đi quá xa theo một hướng khác. Tôi muốn làm bạn với nhân viên của mình. Nhưng đây cũng chính là một sai lầm lớn. Nhân viên cần một lãnh đạo, chứ không phải một người bạn.
Khi mới được lên chức tôi được giao nhiệm vụ lãnh đạo nhóm 6 người. Chỉ vì tránh xung đột và mong muốn trở thành một "ông sếp vui vẻ" mà tôi đã quy định giờ giấc cho nhân viên cực kỳ linh hoạt, có thể đi làm muộn 5-30 phút tùy đặc thù từng vị trí. Và tôi vẫn luôn hy vọng mọi người sẽ tự hiểu và làm theo. Việc chiều chuộng quá mức nhân viên làm cho họ nghĩ tôi trở thành bạn của họ. Hậu quả là ai cũng đi muộn, có những hôm đến công ty không có một bóng nhân viên nào, gọi điện thì ai cũng có lý do cho việc đến trễ của mình. Tôi nhận ra cách làm hèn nhát này chẳng đem lại một chút hiệu quả gì cho công việc cả. Dần dần, tôi thấy nhân viên bắt đầu có thái độ không tốt với mình. Mọi người cũng trở nên lười biếng vì làm trong môi trường quá thoải mái do tôi tạo ra. Hiệu suất công việc giảm rõ rệt, doanh thu của nhóm trong tháng giảm 30% so với tháng trước. Tôi nhận được nhiều sức ép lớn từ cấp trên, bên dưới thì nhân viên vẫn chây ì, thậm chí còn có dấu hiệu không muốn hợp tác và nghe lời tôi. "Lão ấy thì biết cái quái gì. Sếp gì mà không có lập trường chính kiến, cái gì cũng phải hỏi nhân viên". Tôi chết lặng khi vô tình nghe được câu chuyện giữa các nhân viên.
Tôi tìm đến anh Hùng - phó tổng công ty, cũng là người cất nhắc tôi lên vị trí này. Tâm sự với anh về vấn đề của mình và hỏi xin giải pháp, anh chỉ cười rồi nói "Anh hiểu vấn đề của chú. Lãnh đạo không phải là nghề, nó là một kỹ năng, mà kỹ năng thì cần phải được trau dồi, học bài bản từ những kinh nghiệm xương máu của những người đi trước. Thế mới mau thành tài!". Thấy tôi vẫn còn chưa hiểu hết vấn đề, anh lại mắng: "Ý anh là bảo chú đi học đi đấy, làm lãnh đạo không dễ đâu. Chú biết thầy không? Hồi xưa nhờ tham gia khóa học của thầy mà anh dần trau dồi kỹ năng để từ cái thằng nhân viên quèn lên được cái vị trí này đấy."
Khóa này học không chỉ cung cấp cho tôi các kỹ năng lãnh đạo, mà nó còn bao gồm cả nghệ thuật quản trị cảm xúc, tôi nhận ra rằng là một người lãnh đạo giỏi phải hội tụ được rất nhiều yếu tố, từ cách kiểm soát cảm xúc cho đến kỹ năng sử dụng quyền của mình. Áp dụng các kiến thức từ khóa học, tôi thay đổi dần dần theo từng ngày. Trong các cuộc họp, tôi thể hiện bản lĩnh và sự chín chắn của một người lãnh đạo, đưa ra quyết định dứt khoát, luôn đặt lợi ích của công ty cũng như nhân viên lên trên. Từ phản đối, nhân viên đã từng người một chuyển sang công nhận và khâm phục tôi. Ngoài ra, tôi còn tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân viên, xem điều gì sẽ khích lệ họ cống hiến. Nhờ đánh trúng vào tâm lý của nhân viên, cấp dưới của tôi tình nguyện ở lại làm thêm giờ, năng suất cũng cải thiện nhanh chóng, thậm chí đã có những người thể hiện xuất sắc khả năng của mình, đạt 200% năng suất đề ra.
Gây ảnh hưởng được với nhân viên, giờ tôi đã có trong tay đội ngũ năng nổ, mạnh mẽ nhất, tạo được sức ảnh hưởng với toàn bộ nhân viên và luôn được tôn trọng và kính nể. Tôi vẫn luôn muốn cảm ơn thầy rất nhiều, nếu không có thầy và những kinh nghiệm vô giá mà thầy truyền tải, có lẽ tôi đã sớm bị sa thải vì là một lãnh đạo không có năng lực.