Lưu ý: Bạn hãy đọc thật kỹ bài viết trước khi thực hiện nhé ! Nếu như trong quá trình sử dụng bạn gặp bất cứ lỗi gì, ví dụ như bị lỗi link download, blog load chậm, hay là không truy cập vào được một trang nào đó trên blog... thì bạn vui lòng thông báo với mình qua trang Liên Hệ nhé. Thanks !
Trong quá trình sử dụng các phần mềm quản lý phân vùng ổ cứng như Partition Winzard hay
AOMEI Partition Assistant… thì nhiều bạn có hỏi mình về mấy phân vùng có dung lượng < 500 MB nằm trước phân vùng ổ C (ổ chứa hệ điều hành ) là gì ? Và có nên xóa những phân vùng này đi không ?
Vâng, câu trả lời sẽ có ngay trong bài hướng dẫn này. Nếu chư bạn chưa biết ý nghĩa của những phân vùng này thì đây chính là bài viết tuyệt vời dành cho bạn.
Trong bài hướng dẫn này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về các phân vùng có dung lượng nhỏ hơn 500 MB này nhé (bao gồm các phân vùng như EFI, MSR và Recovery)
I. Phân vùng EFI (ESP) là gì ?
EFI hoặc là ESP là phân vùng boot khởi động của hệ điều hành Windows chuẩn UEFI. Phân vùng này được tạo ra khi chúng ta
cài mới Windows .
Đây là phân vùng cực kỳ quan trọng của hệ điều hành Windows, nó giúp máy tính có thể boot vào được màn hình Desktop để chúng ta có thể sử dụng được, một khi phân vùng này bị lỗi thì bạn sẽ không thể khởi động vào được máy tính và có thể sẽ xuất hiệu các thông báo lỗi đại loại như Operating System Not Found …
Các phân vùng < 500 MB này thường là các
phân vùng ẩn, có nghĩa là bạn sẽ không nhìn thấy khi vào
This PC (Computer). Bạn chỉ có thể nhìn thấy các phân vùng này khi và
Disk Managerment
của Windows hoặc thông qua các phần mềm quản lý phân vùng.
Phân vùng EFI System (ESP) có
định dạng là FAT32, đây là điều bắt được để có thể boot thành công vào máy tính chạy chuẩn UEFI.
II. Có nên xóa phân vùng EFI không ?
Như mình đã nói bên trên, các phân vùng này rất quan trọng chính vì thế các bạn tuyệt đối không được xóa các phân vùng này nhé.
Nhiều bạn mới sử dụng máy tính hoặc mới tìm hiểu về cách tối ưu máy tính nên lỡ tay xóa hết các phân vùng có dung lượng nhỏ này đi để làm gọn gàng ổ cứng của mình, điều này vô tình gây ra lỗi hệ thống và nó khiến bạn không thể truy cập vào Windows được nữa.
III. Cách tạo lại phân vùng boot EFI (ESP)
Trong bài hướng dẫn trước mình đã hướng dẫn cho các bạn cách sử dụng phần mềm WinNTSetup để
cài Win chuẩn UEFI một cách cực kỳ đơn giản rồi. Tuy nhiên nhiều bạn lại gặp trường hợp đó là ổ cứng không có phân vùng nào < 500 MB cả nên họ bị bí ở bước tiếp theo.
Hoặc là cách
ghost chuẩn UEFI bằng phần mềm Acronis True Image cũng vậy, nhiều bạn cũng thắc mắc là không tìm thấy phân vùng nào < 500 MB để chọn cả.
Vâng, nếu bạn đã từng rơi vào trường hợp này thì đây là lần cuối bạn phải đối mặt với nó. Bởi vì sau bài viết này thì bạn có thể xử lý một cách đơn giản rồi 😛
IV. Cần chuẩn bị những gì ?
Không có gì nhiều, bạn hãy
tạo usb boot đa năng này ! Chỉ cần chiếc USB BOOT này thôi là bạn có thể cứu hộ máy tính trong đa số các trường hợp rồi.
Cách 1: Tạo phân vùng EFI bằng lệnh CMD
Okay, sau khi bạn đã có
USB BOOT rồi thì bây giờ bắt đầu làm chứ nhỉ. Các bước cũng tương đối đơn giản, tuy nhiên nếu bạn mới tập tành cứu hộ máy tính thì cũng phải mất một thời gian để tìm hiểu các bước đó.
Note: Trường hợp này là mình hướng dẫn cho các bạn cách tạo lại phân vùng boot EFI (ESP) để bạn có thể cài lại Windows bằng WinNTSetup hoặc ghost lại Windows bằng Acronis True Image nhé. Tức là chúng ta sẽ xóa bỏ hệ điều hành cũ và cài mới lại Windows.
+ Bước 1: Bạn hãy
truy cập vào WinPE ( Mini Windows ) => sau đó mở phần mềm Partition Winzard lên.
+ Bước 2: Như bạn có thể thấy ở hình bên dưới, không có phân vùng boot nào đứng trước ổ C
, ổ chứa hệ điều hành cả. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn không thể truy cập vào được Windows.
Bây giờ bạn hãy thực hiện xóa phân vùng mà bạn muốn cài Win đi, thường là phân vùng chứa hệ điều hành cũ (ổ C).
Thực hiện: Nhấn chuột phải vào phân vùng ổ C
=> chọn Delete
để xóa phân vùng.
+ Bước 3: Nhấn Apply
ở góc trái trên cùng để áp dụng thay đổi. Bạn nhớ phải nhấn Apply thì mới có hiệu lực nhé.
Sau khi Delete
phân vùng ổ C
xong chúng ta sẽ có 1 phân vùng chưa được định dạng (Unallocated) như hình bên dưới.
+ Bước 4: Bây giờ bạn hãy nhấn vào nút Start
=> tìm kiếm với từ khóa cmd
=> nhấn chuột phải và chọn Run as administrator
để chạy với quyền quản trị.
+ Bước 5: Sử dụng lần lượt các lệnh sau để tạo phân vùng EFI cho ổ cứng là phân vùng boot khởi động.
Note: Sau mỗi lệnh bạn nhấn Enter để thực hiện nhé !
diskpart
list disk (lệnh hiển thị ổ cứng và các thiết bị ngoại vi đang kết nố với máy tính)
select disk ( lệnh chọn ổ cứng, các bạn nhìn vào dung lượng ổ cứng để xác định ổ cứng máy tính nhé, trong hình bên dưới mình sẽ nhập là select disk 0 )
create partition EFI size=500 (lệnh này giúp bạn tạo ra phân vùng có dung lượng 500 MB)
format quick fs=fat32 label=EFI (lệnh này sẽ format phân vùng vừa tạo với định dạng FAT32 và có tên là EFI)
+ Bước 6: Bạn mở lại phần mềm Mini Tools Partition Winzard
để xem kết quả nhé.
Nếu tạo thành công thì sẽ xuất hiện 1 phân vùng EFI
có định dạng là FAT32
và dung lượng là 500 MB
như hình bên dưới.
Okay, bây giờ thì bạn có thể thực hiện Ghost lại máy tính bằng phần mềm Acronis True image
hoặc là cài Win bằng WinNTSetup với chuẩn UEFI/GPT rồi đấy.
Cách 2: Tạo phân vùng boot EFI (ESP), MSR và Recovery bằng Partition Wizard
Okay, nếu như bạn không thích sử dụng lệnh thì có thể sử dụng phần mềm quản lý phân vùng ổ cứng quen thuộc đó là Partition Winzard để làm việc này để làm việc này một cách dễ dàng.
Note: Với cách làm này thì bạn có thể giữ được hệ điều hành Windows hiện tại. Ví dụ hệ điều hành bạn đang là Windows bản quyền, và chạy vẫn mượt. Chỉ có điều là bạn lỡ tay xóa nhầm phân vùng boot EFI, chính vì thế đây cũng chính là cách Fix lỗi mất boot cho máy tính chạy chuẩn UEFI.
Thực hiện:
Bạn mở phần mềm Partition Winzard
ra => nhấn chuột phải vào phân vùng ổ C
(phân vùng chứa hệ điều hành) => chọn Move/ Resize
Bạn hãy chia ra khoảng 700 MB – 1000 MB bằng cách:
- Tại phần Unallocated Space Before: Ban chọn đơn vị là
MB
.
- Tiếp theo, đặt con trỏ chuột vào vị trí như hình bên dưới, sau đó kéo từ trái sang phải, lấy khoảng 700 – 1000 MB.
- Nhấn
OK
để đồng ý.
Lưu ý: Các phân vùng khởi động của máy tính chuẩn UEFI đều phải nằm trước phân vùng hệ điều hành. Chính vì thế các bạn hãy làm chính xác bước này nhé.
Okay, một phân vùng mới vừa được tạo ra có dung lượng 1.1 GB (1000 MB) như hình bên dưới.
+ Bước 1: Tạo phân vùng MSR
Bạn nhấn chuột phải vào phân vùng vừa mới được chia đó => chọn Create
để tạo mới 1 phân vùng.
Tiếp theo, ở cửa sổ Create New Partition
bạn nhập các thông tin như hình bên dưới.
- Driver Latter: Bạn để là
None
.
- Partition Label: Bạn đặt tên là
MSR
.
- Size And Location: Bạn đặt con trỏ chuột để nó xuất hiện mũi tên 2 chiều như hình bên dưới => kéo từ trái qua phải và giữ lại tầm
20 - 100
MB thôi.
+ Bước 2: Tạo phân vùng boot EFI cho chuẩn UEFI
Thực hiện:
Nhấn chuột phải vào phân vùng Unallocated
=> chọn Create
.
Bây giờ bạn hãy thiết lập chính xác như sau:
- Partition Label: Bạn đặt tên phân vùng này là
EFI
.
- Create As: Bạn để là
Primary
.
- Drive Letter: Bạn để là
None
.
- File System: Bạn để là
FAT32
.
- Kéo theo hướng mũi tên từ trái qua phải, bạn lấy khoảng 200 MB làm phân vùng boot.
- Sau đó nhấn
OK
để đồng ý.
+ Bước 3: Tạo phân vùng Recovery cho ổ cứng GPT
Thực hiện:
Bạn nhấn vào phân vùng Unallocated
=> chọn Create
như hình bên dưới.
Bạn thiết lập như sau:
- Partition Label: Bạn đặt tên là
RECOVERY
.
- Drive Letter: Bạn để là
None
- Nhấn
OK
để đồng ý.
+ Bước 4: Bạn hãy nhấn vào nút Apply
=> chọn YES
để đồng ý thực hiện toàn bộ quá trình thực hiện bên trên.
Tốt nhất là sau mỗi bước làm thì bạn nên nhấn Apply
để áp dụng thay đổi luôn, ở đây nếu mình hướng dẫn như vậy thì bài viết sẽ rất dài và sẽ gây rối hơn. Chính vì thế mình mới làm xong rồi nhấn Apply một thể.
Đợi 1 lát để chương trình làm nhiệm vụ của nó.
Okay, đã xong. Các phân vùng đã được tạo thành công.
+ Bước 5: Bây giờ chúng ta sẽ thay đổi ID
cho từng Partition mà chúng ta vừa tạo để nó về đúng với định dạng và chức năng của nó.
Thực hiện:
Chọn phân vùng RECOVERY
=> chọn Change Partition Type ID
như hình bên dưới.
Cửa sổ Change Partition Type ID xuất hiện, đối với phân vùng RECOVERY
thì bạn chọn ID là Windows - Recovery Environment
=> chọn YES
.
Note: Bạn có thể nhìn vào mã đứng trước để tìm cho nhanh.
+ Bước 6: Tiếp tục, chọn phân vùng EFI
=> nhấn vào Change Partition Type ID
Tiếp tục gán ID
cho phân vùng EFI
là EFI System Partition
=> chọn Yes
để đồng ý.
+ Bước 7: Chọn phân vùng MSR
=> chọn tính năng Change Parition Type ID
Bạn gán ID
cho phân vùng này là Windows - Microsoft Reserved Partition
=> chọn Yes
.
+ Bước 8: Bạn hãy nhấn vào nút Apply
như hình bên dưới để áp dụng toàn bộ thay đổi bên trên.
+ Bước 9: Các phân vùng đã về với đúng chức năng của nó.
Như vậy là xong rồi đó. Bây giờ bạn đã có thể boot vào máy tính một cách OK rồi.
________________
Trong bài hướng dẫn sau mình sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn cách Fix boot phân vùng EFI để sửa các lỗi liên quan đến khởi động trên máy tính chuẩn UEFI (sử dụng trong trường hợp máy tính của bạn vẫn còn phần vùng BOOT).
V. Lời kết
Vâng, như vậy là mình đã hướng dẫn rất chi tiết cho các bạn
tạo phân vùng boot EFI (ESP) bằng lệnh cmd và bằng phần mềm Partition Winzard rồi nhé.
Một bài viết mất khá nhiều thời gian của mình, nếu như bạn còn cách nào hiệu quả khác nữa thì đừng ngần ngại mà chia sẻ ngay dưới bài viết này nhé để anh em cùng trao đổi, học hỏi nhau nhé.
Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công !