Sửa chữa bảo dưỡng động cơ điện các loại

Cơ điện HUẾ HƯƠNG chuyên: - Quấn mới, sửa chữa động cơ điện, mô tơ điện các loại.... - Máy phát điện. - Nồi cơm điện, quạt điện.... - Nhận làm kích điện

Nhận làm mạch invert 12 ra 220V, mạch kích cá công suất theo yêu cầu

Công suất 1000W: Đánh bắt cá trên thuyền (sông, ao, hồ...).

Nhận lắp đặt tủ điện bảng điện

Sửa chữa thay thế lắp mới bảng điện tủ điện điều khiển động cơ

Bán Ronha kiểm tra roto

Ronha thiết bị không thể thiếu thợ điện cơ. Bán phân phối toàn quốc

Bán sách, sơ đồ quấn các loại động cơ, tài liệu

Sách kinh nghiệm ghi chép tất cả các sơ đồ động cơ, máy phát điện từ đơn giản đến phức tạp, sách được ghi từ số liệu thực tế, dữ liệu được scan lại

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

3 NGUYÊN TẮC KIẾM TIỀN TRONG GIAI ĐOẠN THỊ TRƯỜNG KHÓ KHĂN VÀ BẤT ỔN

3 NGUYÊN TẮC KIẾM TIỀN TRONG GIAI ĐOẠN THỊ TRƯỜNG KHÓ KHĂN VÀ BẤT ỔN
---------------
1️. "Khi không biết phải làm gì thì đừng làm gì hết".

"Nếu không thực sự hiểu rõ những rủi ro của khoản đầu tư mà bạn định rót tiền thì tốt hơn là không nên làm gì", Shark Mark Cuban viết trong một blog đăng tải vào năm 2010.

Theo tạp chí Forbes, thị trường chứng khoán lao dốc vì giá dầu giảm mạnh và cổ phiếu Trung Quốc bị bán tháo vào giai đoạn cuối năm 2016. Mặc dù tình hình thị trường khi đó khác với đợt bán tháo do dịch Covid vừa qua, vị tỷ phú vẫn tuyệt đối tuân theo nguyên tắc trên, Shark nói với CNBC Make It vào ngày 9/3, thời điểm Dow Jones mất hơn 2.000 điểm.

Shark cho biết để tăng thanh khoản, Shark đã bán tất cả cổ phiếu của mình, ngoại trừ Amazon, Netflix và Twitter, trong đợt thị trường cổ phiếu Mỹ liên tục lập kỷ lục hồi giữa tháng 2.

Còn trong đợt bán tháo do dịch Covid năm nay, Shark Mark Cuban đã không mua bất kỳ cổ phiếu nào vì tính bất ổn của thị trường. "Tôi sẽ không vội vàng mua bất kỳ cổ phiếu nào cho tới khi tôi tìm hiểu công ty đó và biết rằng cổ phiếu của họ bị định giá sai...".

2. Nhìn thật kĩ báo cáo tài chính trong 5 năm liên tiếp để ra quyết định lựa chọn

Theo Shark, một cổ phiếu được chọn khi báo cáo tài chính 5 năm liên tiếp tới thời điểm khuyến nghị trên báo cáo đều phải có lãi, không năm nào có lỗ.

Nếu trong vòng 5 năm trước công ty có lợi nhuận sụt giảm tại năm nào đó thì nó phải đạt được mức cổ tức cao nhất trong năm gần nhất. Điều này chứng tỏ công ty đang thật sự có động lực để tăng trưởng

3️. Biết giới hạn khả năng chịu rủi ro

Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, theo Shark các nhà đầu tư thành công đều nắm rõ họ đang dùng tiền vào việc gì, và tối đa khoản lỗ phải chịu là bao nhiêu. Đưa ra một con số dữ liệu rõ ràng ngay từ đầu sẽ các nhà đầu tư lựa chọn được phương hướng đầu tư đúng đắn.

Một khi các nhà đầu tư biết được mục tiêu của mình, họ có thể lựa chọn những cách đầu tư phù hợp. Ví dụ, một người có số vốn 10 triệu USD muốn thu về 8 triệu USD vào cuối năm, anh ta sẽ đổ 70% vào kênh an toàn, và 30% để đầu tư mạo hiểm.

Nguyên tắc này có thể áp dụng cho mọi cấp độ đầu tư. Theo như một nhà phân tích chia sẻ: "Bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn nếu chấp nhận rủi ro cao hơn. Nhưng bạn cũng cần biết giới hạn chịu lỗ của mình là bao nhiêu. Hãy đi theo nguyên tắc phân bổ 7-3".

Cre: Nhịp sống kinh tế

177 TỶ PHÚ ĐỀU CÓ 13 THÓI QUEN GIỐNG NHAU. ĐÓ LÀ…

177 TỶ PHÚ ĐỀU CÓ 13 THÓI QUEN GIỐNG NHAU. ĐÓ LÀ…

Sau 5 năm nghiên cứu những thói quen thường nhật của 177 triệu phú, tỷ phú tự lực cánh sinh, tay trắng dựng cơ đồ, tác gia người Mỹ Thomas C.Corley kết luận: "Một trong những nguyên nhân khiến họ từ những người bình thường chuyển biến thành những người thành công có tài sản triệu đô, tỷ đô chính là các ‘thói quen giàu có"... Thói quen quyết định giàu có, nghèo khó, hạnh phúc, đau buồn, áp lực, quan hệ tốt xấu, có sức khỏe hay không..."

Quan trọng nhất, tất cả những thói quen đều có thể thay đổi và bồi dưỡng được. Dưới đây là 13 ‘thói quen giàu có’ của các triệu phú, tỷ phú mà bạn có thể bắt đầu bồi dưỡng ngay từ hôm nay.

1. Kiên trì dậy sớm

Trong nghiên cứu của Corley, trên nửa số triệu phú, tỷ phú tự lực cánh sinh, tay trắng dựng cơ đồ đều dậy sớm trước giờ làm việc ít nhất 3 giờ đồng hồ. Sáng dậy lúc 5 giờ, hoàn thành 3 việc quan trọng nhất của công việc trong ngày, việc này khiến bạn kiểm soát được cuộc sống, giúp bạn có nhiều thời gian chuẩn bị cho công việc, và có đủ thời gian đối phó với việc bất ngờ xảy ra.

Khi có sự chuẩn bị tốt trước mọi sự việc thì sẽ không bị động, sẽ lựa chọn được phương án thích hợp, tối ưu. Kiên trì dậy sớm cũng thể hiện một ý chí kiên cường và một tâm thái cẩn thận, chuẩn bị cho kế hoạch trong ngày.

2. Mỗi ngày dành 15 – 30 phút suy nghĩ

"Suy nghĩ là mấu chốt của thành công của họ" – Corley phát hiện ra điểm này. Người giàu thường ngồi một mình lúc sáng sớm suy nghĩ ít nhất 15 phút.

Buổi sáng hàng ngày họ thường suy nghĩ rất nhiều sự việc, bao gồm sự nghiệp, tài chính, sức khỏe và từ thiện.

Họ thường xuyên tự hỏi bản thân 4 câu:
- Mình làm thế nào mới có thể kiếm được nhiều tiền hơn?
- Công việc của mình có khiến mình vui thích không?
- Thời gian rèn luyện của mình có đủ không?
- Mình còn có thể tham gia được các hoạt động từ thiện nào nữa?"
Trong đó 2 câu hỏi quan trọng nhất khiến họ càng thành công hơn, đó là "Công việc có khiến mình vui thích không? - kiểm điểm lại các công việc mình đang làm có làm lợi ích cho xã hội, cho người khác không, có trái đạo đức không. Vì chỉ đem lại lợi ích cho người khác, cho xã hội, không trái đạo đức lương tâm thì mới là công việc đem lại cho mình niềm vui đích thực.

Câu "Mình còn có thể tham gia được các hoạt động từ thiện nào nữa?". chính là chìa khóa để giàu có không những bền lâu mà còn giàu có hơn, vì họ hiểu được cội nguồn của của cải đến từ Đức, nên vui lòng hành thiện tích đức, chứ không dùng của cải để thỏa mãn vui thú cá nhân.

3. Thường xuyên đọc sách

Người giàu càng thích đọc, học tập chứ không thích vui chơi giải trí. Corley viết: "88% người giàu hàng ngày đều đọc sách tối thiểu 30 phút, nội dung chủ yếu là sách tự học và tự tu dưỡng nâng cao bản thân. Đại đa số đều không phải đọc sách để giải trí. Người giàu đọc sách là để thu hoạch tri thức".

4. Nói năng cử chỉ lễ phép

Những triệu phú, tỷ phú khởi nghiệp từ hai bàn tay đều nắm vững những nguyên tắc lễ nghi xã hội. Lễ nghi này bao gồm gửi thư cảm ơn, ghi nhớ những ngày quan trọng (như kỷ niệm ngày cưới, sinh nhật), nắm vững lễ nghi trên bàn ăn và cách ăn mặc chính xác ở các trường hợp khác nhau.
Hiểu lễ nghi thì mới biết hành xử đúng người, đúng lúc, đúng chỗ, đúng trường hợp. Người không hiểu biết lễ nghi thì như kẻ hoang sơ, vô phép tắc. Nếu bạn muốn thành công thì cũng phải nắm vững những nguyên tắc này.

5. Theo đuổi mục tiêu của riêng mình

"Theo đuổi ước mơ và mục tiêu của riêng mình có thể khiến bạn có cảm giác hạnh phúc lâu dài, cuối cùng sẽ chuyển hóa thành của cải" – Corley nói.
Có rất nhiều người phạm phải sai lầm là theo đuổi ước mơ của người khác (ví dụ như của cha mẹ, áp đặt của xã hội). Người giàu thì không ngừng hoàn thiện mục tiêu của riêng mình, kiên nhẫn và hăng say theo đuổi ước mơ và mục tiêu đó.
Việc xác định được cho mình ước mơ, mục tiêu rõ ràng giúp chúng ta có sức mạnh đi theo một hướng, không bị phân tán tâm trí, sức lực ở vạn sự vạn vật xung quanh.

6. Kiên trì rèn luyện sức khỏe

76% người giàu kiên trì mỗi ngày vận động ngoài trời 30 phút trở lên. Vận động ngoài trời bao gồm chạy bộ, chạy ngắn, chạy nhanh, đạp xe…
Vận động ngoài trời không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp ích lớn cho não.Giúp tăng tế bào não. Rèn luyện thể dục còn có thể tăng hàm lượng glucose trong cơ thể, glucose là nhiên liệu cho đại não. Dưỡng chất mà đại não nhận được càng nhiều thì não phát triển càng tốt, và bạn cũng trở nên thông minh hơn", Corley phân tích.

7. Có nhiều nguồn thu nhập

"Những triệu phú, tỷ phú tay không dựng cơ đồ thường không dựa vào một nguồn thu nhập, họ có nhiều phương thức thu nhập khác nhau. Trong nghiên cứu của tôi, 65% người trong số họ trước khi trở thành triệu phú thì đã có ít nhất 3 nguồn thu nhập".

Các thu nhập thêm bao gồm cho thuê nhà đất, đầu tư cổ phiếu, nghề phụ, bản quyền v.v.

Thực tế, với người khởi nghiệp từ tay trắng thì chỉ một chút tài sản cũng là cả cơ nghiệp, mỗi chuyện làm ăn, đầu tư là cả một canh bạc dốc hết vốn. Dù tính toán giỏi cỡ nào thì vẫn còn yếu tố bất định "mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên". Thế nên, họ sẽ nghĩ mọi cách để có thêm các nguồn thu nhập khác, ngộ nhỡ thua lỗ hết sạch gia tài thì vẫn có thể sống được, không đến mức tuyệt vọng nghĩ quẩn. Tuyệt đối, đừng bao giờ chỉ dựa vào một nguồn thu nhập duy nhất. Muốn thành công, phải nghĩ ra các phương thức kiếm tiền khác nhau để gia tăng quỹ tài sản.

8. Kết giao với những người thành công khác

Có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Những người chính nhân quân tử, đàng hoàng tử tế toát ra một sức mạnh tinh thần, một năng lượng tích cực mạnh mẽ khiến những người xung quanh cũng tự sản sinh suy nghĩ tích cực, lạc quan, hăng hái tiến thủ.
Kết giao với những người có mục tiêu rõ ràng, tâm thái tích cực, lạc quan nhiệt tình... chắc chắn sẽ giúp ích cho cuộc đời bạn. Và đó cũng chính là "khẩu vị" kết bạn yêu thích của người giàu.

9. Có thầy riêng

"Tìm được bậc đạo sư riêng cho mình có thể giúp bạn nhanh chóng tích tụ của cải" – Corley viết.
Bậc đạo sư thành công không chỉ có ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của bạn. Bằng việc chỉ dẫn bạn nên làm gì, không nên làm gì, họ chia sẻ với bạn kinh nghiệm thành công có giá trị, những kinh nghiệm từ bài học thành công hay thất bại của chính họ hoặc các bậc thầy của họ. Có người thầy tốt, con đường đi tới thành công của bạn bớt nguy hiểm, vòng vèo hoặc sai lầm.

10. Không phải người xuất chúng

Người thành công không phải người xuất chúng, nhưng họ biết tạo ra vòng ảnh hưởng của họ và kéo những người khác vào.
Có một so sánh thú vị thế này: Người quá xuất chúng, hiển lộ thì có lẽ khó thành công, giống như cái cây cao trong khu rừng thì bị gió bẻ gãy. Người thành công là người bình thường, nhưng tạo ra được bản sắc, sức cuốn hút riêng. Mà sức cuốn hút lớn nhất đối với mọi người chính là nhân cách, lòng bao dung, nhân ái, biết nghĩ cho người khác.

11. Thái độ nhân sinh tích cực

Có lẽ hầu hết mọi người đều biết suy nghĩ tích cực quyết định đến thành công, thay đổi cuộc đời nhưng không phải ai cũng thực hành nó một cách nhất quán, đúng đắn và trọn vẹn. Trong tướng mệnh học có nói: "Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển", nghĩa là "tướng mạo, thần thái, tinh thần con người đều do tâm thái sinh ra, tâm thiện, tích cực thì tướng mạo, thần thái tốt đẹp. Hoàn cảnh xung quanh cũng thay đổi theo tâm thái, tâm thái tốt đẹp, thiện lương, tích cực thì hoàn cảnh, môi trường xung quanh cũng theo đó mà biến đổi.
Chỉ khi có thái độ tinh thần tích cực thì bạn mới có thể đạt được thành công lâu bền.

12. Giúp người khác đạt được thành công

"Giúp người khác theo đuổi mục tiêu và ước mơ, đồng thời đạt được thành công, đó cũng khiến bản thân bạn thu được ích lợi. Nếu không có những người thành công khác thì thành công cũng rất khó định nghĩa. Nếu muốn thành công thì cách tốt nhất là giúp người khác thành công".
Nhưng bạn không nên giúp đỡ tất cả mọi người mà chỉ nên giúp những người lạc quan, có mục tiêu rõ ràng, tích cực, theo đuổi ước mơ, tránh mất thời gian vô ích cho những người thiếu ý chí, thiếu nghị lực.

13. Tìm cầu các ý kiến phản ánh

Ý kiến phản ánh là danh từ hiện đại, thời xưa gọi là can gián. Hiếu Kinh có viết:
"Xưa bậc thiên tử có 7 người bề tôi can gián, tuy thiên tử vô đạo, cũng không bị mất thiên hạ".
"Bậc chư hầu có 5 người bề tôi can gián, tuy chư hầu vô đạo, cũng không bị mất nước".
"Bậc đại phu có 3 người bề tôi can gián, tuy đại phu vô đạo cũng không bị mất gia tộc".
"Kẻ sỹ có bạn bè can gián, thì không bị mất thanh danh".
"Bậc làm cha có con can gián, thì không rơi vào bất nghĩa".
Là chủ doanh nghiệp thì trong doanh nghiệp họ là vua, cần có bề tôi (cấp dưới) can gián. Với đối tác, với khách hàng thì họ là kẻ sỹ, cần có bạn bè can gián. Trong gia đình thì họ là người cha, cần vợ con can gián.
-----------------
Theo tri thức trẻ

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

3 NGUYÊN TẮC KIẾM TIỀN TRONG GIAI ĐOẠN THỊ TRƯỜNG KHÓ KHĂN VÀ BẤT ỔN

3 NGUYÊN TẮC KIẾM TIỀN TRONG GIAI ĐOẠN THỊ TRƯỜNG KHÓ KHĂN VÀ BẤT ỔN
---------------
1️. "Khi không biết phải làm gì thì đừng làm gì hết".

"Nếu không thực sự hiểu rõ những rủi ro của khoản đầu tư mà bạn định rót tiền thì tốt hơn là không nên làm gì", Shark Mark Cuban viết trong một blog đăng tải vào năm 2010.

Theo tạp chí Forbes, thị trường chứng khoán lao dốc vì giá dầu giảm mạnh và cổ phiếu Trung Quốc bị bán tháo vào giai đoạn cuối năm 2016. Mặc dù tình hình thị trường khi đó khác với đợt bán tháo do dịch Covid vừa qua, vị tỷ phú vẫn tuyệt đối tuân theo nguyên tắc trên, Shark nói với CNBC Make It vào ngày 9/3, thời điểm Dow Jones mất hơn 2.000 điểm.

Shark cho biết để tăng thanh khoản, Shark đã bán tất cả cổ phiếu của mình, ngoại trừ Amazon, Netflix và Twitter, trong đợt thị trường cổ phiếu Mỹ liên tục lập kỷ lục hồi giữa tháng 2.

Còn trong đợt bán tháo do dịch Covid năm nay, Shark Mark Cuban đã không mua bất kỳ cổ phiếu nào vì tính bất ổn của thị trường. "Tôi sẽ không vội vàng mua bất kỳ cổ phiếu nào cho tới khi tôi tìm hiểu công ty đó và biết rằng cổ phiếu của họ bị định giá sai...".

2. Nhìn thật kĩ báo cáo tài chính trong 5 năm liên tiếp để ra quyết định lựa chọn

Theo Shark, một cổ phiếu được chọn khi báo cáo tài chính 5 năm liên tiếp tới thời điểm khuyến nghị trên báo cáo đều phải có lãi, không năm nào có lỗ.

Nếu trong vòng 5 năm trước công ty có lợi nhuận sụt giảm tại năm nào đó thì nó phải đạt được mức cổ tức cao nhất trong năm gần nhất. Điều này chứng tỏ công ty đang thật sự có động lực để tăng trưởng

3️. Biết giới hạn khả năng chịu rủi ro

Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, theo Shark các nhà đầu tư thành công đều nắm rõ họ đang dùng tiền vào việc gì, và tối đa khoản lỗ phải chịu là bao nhiêu. Đưa ra một con số dữ liệu rõ ràng ngay từ đầu sẽ các nhà đầu tư lựa chọn được phương hướng đầu tư đúng đắn.

Một khi các nhà đầu tư biết được mục tiêu của mình, họ có thể lựa chọn những cách đầu tư phù hợp. Ví dụ, một người có số vốn 10 triệu USD muốn thu về 8 triệu USD vào cuối năm, anh ta sẽ đổ 70% vào kênh an toàn, và 30% để đầu tư mạo hiểm.

Nguyên tắc này có thể áp dụng cho mọi cấp độ đầu tư. Theo như một nhà phân tích chia sẻ: "Bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn nếu chấp nhận rủi ro cao hơn. Nhưng bạn cũng cần biết giới hạn chịu lỗ của mình là bao nhiêu. Hãy đi theo nguyên tắc phân bổ 7-3".

Cre: Nhịp sống kinh tế

Hãy làm việc thông minh

Hãy làm việc thông minh

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

TRÊN ĐỜI NÀY CÓ TỒN TẠI CÔNG BẰNG HAY KHÔNG?

TRÊN ĐỜI NÀY CÓ TỒN TẠI CÔNG BẰNG HAY KHÔNG?

- Câu trả lời là: Có.
- Đó là Thời Gian.
- Tất cả mọi người đều có 24 tiếng/ngày. Và đó là sự công bằng.
Vì vậy:
- Nếu mình nghèo, đừng đổ lỗi cho thế giới vì mình cũng có 24 tiếng để làm giàu.
- Nếu mình kém, đừng đổ lỗi cho thế giới vì mình cũng có 24 tiếng để học hỏi.
- Nếu mình ốm, đừng đổ lỗi cho thế giới vì mình cũng có 24 tiếng để xây dựng sức khoẻ.
- Và nếu mình cho rằng thế giới này chẳng có gì công bằng, thì mình có 24 tiếng để cảm nhận sự công bằng của cuộc sống.
Chúng ta đều có 24 tiếng, nhưng có người lựa chọn ngủ nướng, có người lựa chọn làm việc, có người lựa chọn suy nghĩ tích cực, có người lại lựa chọn những suy nghĩ tiêu cực, có người lựa chọn can đảm làm việc khó, có người lựa chọn sự sợ hãi không dám làm... và có lẽ nào chúng ta đã nhầm?
Cuộc sống rất công bằng, nhưng LỰA CHỌN của mỗi người mới chính là điều không công bằng.
Hãy lựa chọn cho đúng!

Sưu tầm
----------------------


ĐỂ THÀNH CÔNG, PHẢI HỌC CÁCH QUẢN TRỊ BẢN THÂN NHƯ THẾ NÀO?

ĐỂ THÀNH CÔNG, PHẢI HỌC CÁCH QUẢN TRỊ BẢN THÂN NHƯ THẾ NÀO?

1. Quản lý cảm xúc

Các nghiên cứu khoa học cho thấy những người có các vấn đề cảm xúc dễ gặp tai nạn hơn những người bình thường tới 144%. Cứ 5 nạn nhân của các vụ tai nạn chết người, có 1 người đã cãi nhau với người khác trong 6 giờ trước vụ tai nạn. Quản lý cảm xúc là điều rất quan trọng, đặc biệt là với các nhà lãnh đạo bởi mọi hoạt động của họ đều có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều người khác.

Bạn cần phải biết khi nào nên trì hoãn cảm xúc, khi nào nên bày tỏ cảm xúc đề đạt được sự thông cảm và làm lay động người khác. Tuy nhiên, kiềm chế cảm xúc khác với phủ nhận và chôn vùi nó. Điểm mấu chốt là bạn nên đặt người khác chứ không phải bản thân lên đầu khi giải quyết và xử lý các cảm xúc.

2. Quản lý thời gian

Quản lý thời gian là vấn đề đặc biệt khó khăn đối với những người ở vị trí “lưng chừng” trong một tổ chức. Những nhà lãnh đạo cấp cao có thể ủy quyền, những công nhân được trả tiền theo giờ, còn những người ở giữa thường chịu áp lực từ 2 nhóm trên và thường được kỳ vọng làm thêm giờ để hoàn thành công việc.

Một chuyên gia tâm thần học nói” “Chừng nào chưa coi trọng bản thân, bạn còn chưa coi trọng thời gian.” Thay vì nghĩ đến việc bạn làm và thứ bạn mua dưới dạng tiền bạc, hãy nghĩ tới chúng dưới dạng giá trị thực từ thời gian. Hãy nghĩ xem điều gì đáng để bạn dành trọn cả cuộc đời? Từ đó bạn sẽ có cách quản lý thời gian hiệu quả hơn.

3. Quản lý các ưu tiên

Khi bạn không biết cách quản lý các ưu tiên, công việc của bạn sẽ luôn áp lực và giảm hiệu suất. Đặc biệt với vị trí ở giữa một tổ chức, bạn sẽ có một núi công việc cần xử lý. Bạn nên có cách quản lý các ưu tiên như sau:

80% thời gian- làm những việc bạn giỏi nhất.
15% thời gian- làm những việc bạn đang học hỏi.
5% thời gian - làm những việc cần thiết khác.

Có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong thời gian đầu, nhưng bạn cần học cách giao quyền, tính kỷ luật và phải “nhẫn tâm” khi quyết định đâu là những việc không nên làm. Thích làm một số công việc không có nghĩa phải đưa nó vào danh sách việc cần làm. Hãy chỉ làm những việc có thể giúp bạn phát triển khả năng hoặc những việc cấp trên yêu cầu đích thân bạn làm. Tất cả những công việc còn lại đều nằm trong danh sách những việc không nên làm của bạn.

4. Quản lý năng lượng

Ngay cả những người giàu năng lượng nhất cũng có thể bị rút cạn năng lượng trong những tình huống khó khăn hoặc không biết cách phân bổ, sử dụng chúng. Có 3 nhóm hao mòn năng lượng mọi người thường mắc phải gồm: Làm những việc không quan trọng, Không có khả năng làm những việc thật sự quan trọng, Không có khả năng ứng phó với vấn đề.

Vì vậy để quản lý năng lượng bản thân tốt nhất, mỗi ngày bạn bên nhìn vào lịch làm việc của mình và tự hỏi “Việc nào là việc chính?”. Từ đó hãy đảm bạn mình có đủ năng lượng để thực hiện việc đó với sự tập trung và xuất sắc.

5. Quản lý suy nghĩ

Kẻ thù lớn nhất của suy nghĩ là sự bận rộn vô nghĩa. Khi bạn muốn trở nên xuất sắc, hãy biết cách quản lý sự bận rộn quanh mình. Nếu bạn thấy nhịp độ cuộc sống quá gấp gáp và không có phút nào để suy nghĩ trong cả ngày làm việc, hãy tạo thói quen viết nhanh ra giấy 3 đến 4 điều cần đầu tư thời gian để tìm cách giải quyết. Sau đó tìm thời gian thích hợp để suy nghĩ về những điều đó.

Hãy nhớ một nguyên tắc: 1 phút> 1 giờ. Một phút suy nghĩ đáng giá hơn một giờ nói chuyện phiếm hay làm việc không có kế hoạch.

6. Quản lý lời nói

Mọi người thường không nghe lời bạn nói mà thường chỉ nhìn kết quả. Nếu họ phải ngừng việc đang làm lại để lắng nghe bạn, họ chỉ muốn nghe những lời có giá trị. Vì vậy hãy sử dụng ngôn từ một cách hiệu quả và có sức nặng nhất. Nếu bạn quản lý tư duy tốt và tận dụng hiệu quả khoảng thời gian suy nghĩ, kỹ năng quản lý lời nói của bạn sẽ tiến bộ trông thấy. Khi bạn có điều gì đáng nói, hãy nói ngắn gọn và súc tích. Nếu không có gì đáng nói, tốt nhất là giữ yên lặng.

7. Quản lý cuộc sống riêng

Dù bạn làm việc và quản lý bản thân rất tốt ở chỗ làm nhưng cuộc sống của bạn là một mớ bung bét, cuối cùng mọi thứ vẫn sẽ trở nên tồi tệ. Có ích gì khi leo lên đỉnh cao sự nghiệp nhưng gia đình lại tan vỡ?

“Không có thành công nào trong sự nghiệp đáng để ta phải hy sinh gia đình của mình” - John C.Maxwell. Vì vậy, bạn cần có được tình yêu và sự tôn trọng của những người thân trước khi có sự tôn trọng của bất cứ ai làm việc với mình.

Cre: Truong_doanh_nhan_hbr
----------------------

GIÀU CÓ HAY NGHÈO KHÓ - QUYẾT ĐỊNH BỞI 4 NGUỒN THU NHẬP DƯỚI ĐÂY

GIÀU CÓ HAY NGHÈO KHÓ - QUYẾT ĐỊNH BỞI 4 NGUỒN THU NHẬP DƯỚI ĐÂY 

Nếu bạn đang đi làm cho một công ty nào đó, và thu nhập đến từ một nguồn duy nhất, bạn đang ở mức thấp nhất trong bảng giàu có.
----

Một người lao động thường có thu nhập đến từ 4 nguồn cơ bản sau. Nó sẽ quyết định việc bạn là trung lưu, bình dân hay thực sự giàu có.

Trong tác phẩm nổi tiếng Cha Giàu Cha Nghèo, Robert Kiyosaki đã tóm lược 4 nguồn thu này thành “Cashflow Quadrant” – biểu đồ 4 nguồn thu nhập.

Bạn có thể có mặt trong cả 4 phần này, nhưng hầu hết mọi người thì không. Mục tiêu để trở nên giàu có là đi theo đường mũi tên đỏ, và nghiêng nhiều hơn sang bên phải của sơ đồ.

Nửa bên trái của sơ đồ (những người làm thuê và tự làm) là một dạng thu nhập chủ động. Bạn phải bán thời gian, công sức của mình để có tiền. Để có tiền, bạn nhất định phải thực hiện một việc gì đó. Mỗi ngày của bạn đều bắt đầu từ con số không.

Nửa bên phải của sơ đồ là dạng thu nhập thụ động. Bạn không phải xuất hiện mới sản sinh ra thu nhập. Những thứ như bất động sản, cổ phiếu là các nguồn thu thụ động. Bạn thực ra đang kiếm ra tiền ngay cả khi đang ngủ.

Phân tích sơ đồ Cashflow

Làm thuê – bạn có một công việc
Hầu hết mọi người đang sống trong vùng này. Đó có thể là giáo viên, thư ký, kỹ sư, phi công, y tá, bác sĩ, luật sư hay cả CEO của một công ty.

Bạn sẽ luôn nhận ra ai là người làm thuê, căn cứ trên giá trị cốt lõi và các từ mà họ dùng. “Tôi đang tìm một công việc an toàn, đảm bảo, có lương tốt”. Giá trị cốt lõi của người làm thuê là Sự đảm bảo.

Khi làm thuê, bạn phải trả thuế rất nhiều, và bán thời gian của mình để có tiền. Nếu muốn có nhiều tiền hơn, bạn phải làm việc nhiều giờ hơn. Một lựa chọn khác là chuyển việc để có lương cao hơn. Ở trạng thái này, bạn không hề có thu nhập thụ động. Nếu bạn dừng làm việc, bạn sẽ không có chút tiền nào.

Tự làm

Đại lý bất động sản, các đại lý bảo hiểm, bác sĩ, luật sư, nhà tư vấn tự do, nhiếp ảnh gia, nhà thiết kế có studio riêng, những người kinh doanh nhỏ thuộc về nhóm này.

Đây là bước cao hơn việc đi làm thuê, nhưng thực sự bạn vẫn đang bán thời gian của mình. Trong hầu hết trường hợp, bạn thậm chí phải bỏ ra nhiều giờ làm việc hơn khi đi làm thuê, và không được trả lương vào kỳ nghỉ. Khi bạn ngừng làm việc, thu nhập sẽ giảm hoặc ngừng lại.

Người tự làm thường dễ nhận ra bởi châm ngôn này: “Nếu bạn muốn làm đúng, hãy tự mình làm”.

Hầu hết các Ông chủ lớn xuất phát từ một người Tự làm. Khi người Tự làm đưa hoạt động của mình thành hệ thống và tạo nhóm làm việc, họ có cơ hội tăng trưởng thành một Ông chủ lớn.

Lợi ích của việc tự làm là bạn có được tự do tài chính và cá nhân nhiều hơn so với khi đi làm thuê.

Ông chủ

Một người được xem là ông chủ khi có 500 nhân viên trở lên. Các ông chủ thường không muốn tự mình vận hành công ty. Họ muốn có một nhóm nhân viên giỏi làm việc hộ mình, và việc kinh doanh sẽ tiếp tục sinh tiền ngay cả khi họ ngủ hoặc đi nghỉ.

Ông chủ không cần bán thời gian của mình để kiếm tiền, mà bán một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Bạn sẽ nhận ra ai là ông chủ dựa trên cách nói chuyện của họ: “Hãy lập một Hệ thống và đặt các Nhóm tốt nhất vào vị trí” – Hệ thống và Nhóm là hai yếu tố quyết định chuyển hóa một người Tự làm thành một Ông chủ.

Ở vị trí này, bạn có thể làm việc vất vả trong vài năm đầu, và khi Hệ thống và Nhóm đã vận hành ổn, bạn có thể lĩnh thu nhập thụ động suốt phần đời còn lại.

Nhà đầu tư

Đây mới là khi bạn thực sự có thu nhập thụ động. Các loại hình đầu tư như cổ phiếu, bất động sản sản sinh ra dòng chảy thu nhập hàng năm. Đó là các khoản đầu tư cho phép bạn về hưu sớm. Nó cũng có thể là thương hiệu, bản quyền, các đặc quyền. Những thứ bạn gây dựng thường mang lại tiền trong thời gian dài (5-10 năm hoặc hơn).

Đây là những người mà đồng tiền đang làm việc cật lực cho họ. Tài sản của họ có thể tự sinh ra dòng tiền bất kể họ có mặt ở đó hay không.

Trong khi hai nhóm Làm thuê và Tự làm đề cao Sự đảm bảo, thì nửa bên phải của biểu đồ (Ông chủ và Nhà đầu tư) đề cao Sự tự do – họ không muốn có việc làm nữa, và không muốn phải làm việc suốt đời.

Hầu hết mọi người bán thời gian cả đời của mình chỉ để chu cấp đủ cho bản thân và gia đình, và bỏ lỡ hầu hết mọi thứ quan trọng khác – như thời gian bên người thân, các mối quan hệ bạn bè, đi ngắm thế giới, hay những điều bạn muốn làm…

Vì thế, nếu bạn muốn có nhiều Tự do và Giàu có trong đời, hãy học cách để tự tạo một việc kinh doanh, học cách đầu tư phù hợp để nhanh chóng chuyển sang bên phải của biểu đồ Cashflow.

Tuy vậy, bạn cần nhớ rằng:

Không phải cứ kinh doanh là bạn sẽ thành công
80% cơ sở khởi nghiệp không vượt qua được lần sinh nhật thứ 5. Và trong số nhiều người thành công, rất nhiều Ông chủ đã mất tiền trong quá trình chuyển sang trạng thái Nhà đầu tư.

Sự tự do tài chính đòi hỏi bạn phải có trí tuệ về việc này. Bạn cần sẵn sàng để chuyển đổi từ một công việc an toàn sang hành trình hướng tới tự do tài chính.

Các ông chủ và nhà đầu tư thành công là những người hiếu kỳ bẩm sinh, không ngừng tham gia các khóa học, hội thảo, đọc sách để nâng cao kiến thức của mình. Con đường ấy không dành cho bạn, nếu bạn muốn một cuộc đời bình thường, an toàn.
--------------
ST

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020

8 CHỮ “KHÔNG” ĐỂ TU CÁI MIỆNG

8 CHỮ “KHÔNG” ĐỂ TU CÁI MIỆNG

“Nước đổ khó hốt, gương vỡ khó lành”. Mỗi lời nói ra cũng giống như bát nước hắt đi, thật khó lòng thu hồi về được nữa… Đừng để cảm xúc “dắt mũi” bạn nói ra những lời giúp bản thân thoải mái nhưng làm mất lòng người khác. Cứ không phải thẳng tính là tốt mà nó là sự thiếu giáo dục. Mà chẳng ai muốn mình được đánh giá là thiếu giáo dục.

Dưới đây là 8 chữ “KHÔNG” cần khắc cốt ghi tâm để tu cái miệng
1. Không nói những lời chán nản, thối chí
Có người bình thường thích nói những lời chán nản làm người khác nhụt chí. Thật ra cuộc sống rất cần những lời cổ vũ động viên từ người khác, cho dù không có ai khích lệ thì cũng phải tự khích lệ chính mình. Bản thân không cổ vũ chí hướng của mình, trái lại còn nói ra những lời thoái chí thì đương nhiên sẽ rơi vào vực sâu suy sụp.

2. Không nói những lời tức giận
Con người đang lúc tức giận thường không tự chủ được mà nói ra những lời giận dữ, có lúc làm tổn thương người khác, có khi lại làm tổn thương chính mình. Người ta khi bị xúc phạm thì cần nhất là giữ được tỉnh táo, không nên tùy tiện phát ngôn, vì lời nói lúc nóng giận thường rất khó nghe, vì vậy nhất định đừng nên nói.

3. Không nói những lời oán trách
Khi không hài lòng, người ta thường nói ra những lời bất mãn, oán giận ông chủ, oán giận bạn bè, thậm chí oán giận cả người nhà. Nếu bạn thường xuyên nói những lời oán trách, người khác nghe được sau này sẽ mượn đó làm đề tài để nói về bạn, gây ra bất hòa thị phi, khiến bạn phải đối phó với người này, đối phó với người kia, cuối cùng tự mình làm khổ mình, bạn việc gì phải khổ như vậy?

4. Không nói những lời tổn thương
Có người lỗ mãng nói năng tùy tiện, không biết bao dung tôn trọng người khác, thường hay nói những lời tổn thương người khác, có lúc “hại người ích ta”, nhưng cũng có khi “hại người hại mình”. Lời nói tổn thương người khác có thể chỉ là nhất thời, nhưng nhân cách của mình đã bị người ta xem thường rồi đó, tổn thương ấy là vĩnh viễn!

5. Không nói những lời khoe khoang
Có người khi nói chuyện thường thích tuyên truyền về bản thân, tự mình quảng cáo rùm beng, tự mình thổi phồng chính mình, người khác nghe xong nhất định không đồng tình. Cho nên khoe khoang thực tế cũng chẳng được lợi ích gì, trái lại còn làm mình bị tổn thương. Con người muốn vĩ đại thì phải làm những việc vĩ đại, vĩ đại ấy là phải để người khác nói, không thể tự nhận được đâu, bản thân mình khiêm tốn là tốt hơn cả.

6. Không nói những lời dối trá
Phật giáo giảng “Ngũ giới”, “cấm nói dối” là một trong năm giới cấm này. Nói dối tức là “thấy mà nói không thấy, không thấy mà nói thấy, đúng mà nói là sai, sai mà nói là đúng”, nói một cách đơn giản thì đó là những lời không thật.
Truyện ngụ ngôn “Sói đến rồi” (hay “Chú bé chăn cừu”) từng nói về hậu quả nghiêm trọng của việc nói dối. Một ví dụ khác, ban đầu có 1 chiếc máy bay, qua tai người khác nói thành 11 chiếc, cuối cùng biến thành 91 chiếc, đây chính là những tin đồn thất thiệt, chuyện bé xé ra to, cũng tương tự như là nói dối.

7. Không nói những lời bí mật
Trên đời này có lắm điều bí mật, từ gia đình đến công ty không đâu là không có, nghiệp vụ có bí mật nghiệp vụ, quốc gia có bí mật quốc gia. Hiện nay các quốc gia đều rất coi trọng việc bảo mật, nếu chẳng may tiết lộ bí mật quốc gia thì bạn sẽ bị xử lý nghiêm khắc và chịu hình phạt nặng nề.
Cho nên chúng ta cần phải tạo thành thói quen giữ bí mật, không được tùy tiện phát ngôn. Trước khi nói ra những chuyện bí mật, bạn phải nghĩ đến những hậu quả xấu có khả năng xảy ra, hiểu rõ tính nghiêm trọng của nó thì sẽ không dám tùy tiện ăn nói lung tung.

8. Không nói những lời riêng tư
Mỗi người đều có những chuyện riêng tư, việc riêng của mình đương nhiên không muốn người khác biết, việc riêng của người khác cũng không thể mang ra nói lung tung. Cho dù bạn có nói ra hết chuyện riêng của người khác mà họ không phản kháng lại thì tính xấu của bạn cũng đã lộ ra rồi, sau này bạn sẽ khó mà có được hậu phúc nữa.

Con người sống trong nhà không chỉ để che mưa che nắng mà còn vì an toàn, nhưng chủ yếu nhất là để đảm bảo sự riêng tư. Người ta mặc quần áo một phần là để giữ ấm nhưng quan trọng là để che đậy thân thể của mình. Vì thế, nếu muốn tôn trọng lẫn nhau thì không được tiết lộ những việc riêng tư của người khác.

Ngoài những điều kể trên, đương nhiên còn có rất nhiều điều không nên nói và không nên làm, thận trọng với những lời nói của mình cũng chính là đang “tu khẩu” (tu cái miệng của mình), bằng không chính bạn đang hủy đi phúc đức của mình đấy!

Nguồn: theo Thegioibantin

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2020

NHỮNG SỰ THẬT PHŨ PHÀNG

NHỮNG SỰ THẬT PHŨ PHÀNG
😁😁😁

-- Mua 1 cái Điện thoại tầm 3-4 triệu cũng phải dán mặt, ốp lưng để bảo vệ, chống trầy xước.
-- Mua 1 chiếc xe máy tầm 30-40 triệu cũng phải dán keo bảo vệ lớp sơn, phải sắm khoá càng, khoá chân chống, khoá điện... để chống mất cắp.
-- Mua 1 chiếc xe ô tô tầm 400-500 triệu thì bỏ ra cả Chục triệu hàng năm để mua bảo hiểm xe rồi sợ xe trầy xước, xót xa khi xe hỏng hóc.

☀️Tuy nhiên, Cơ thể của chúng ta là 1 cỗ máy in tiền💰, mỗi năm in ra rất nhiều tiền để có thể mua được vài chục cái Điện thoại hay mấy cái Xe máy hay Xe oto thì lại không được bảo trì bảo vệ ?

💥Các bạn nên nhớ rằng 1 đời ta muôn vàn đời nó
💥Hãy Chăm Sóc Sức Khỏe ngay khi còn có thể .
💥Đừng để Sức Khỏe Từ Chối Khao Khát và ước mơ của Bạn 🏋🏿‍♂️💪🏋🏿‍♂️

GỬI BẠN TRẺ: DẬY SỚM CŨNG KHÔNG LÀM ĐƯỢC THÌ HÃY NGỪNG MƠ MỘNG THÀNH CÔNG!

GỬI BẠN TRẺ: DẬY SỚM CŨNG KHÔNG LÀM ĐƯỢC THÌ HÃY NGỪNG MƠ MỘNG THÀNH CÔNG!

1. Sống có kỷ luật đi.

Ngay cả dậy sớm 10 phút bạn cũng không làm được, vậy dựa vào cái gì mà bạn muốn thành công? Ngủ thì 12h, 1h đêm mới lên giường, sáng thì tít mít mới dậy. Đi học, đi làm chật vật mãi mới ra khỏi nhà. Đến lớp thì nằm ngủ gục trên bàn, đến chỗ làm hai mắt thâm quầng.

Đừng có lười biếng, lộn xộn, hay ham vui quá đà nữa. Tự kiểm soát cuộc sống của mình, vì không ai làm điều đó hộ mình cả. Tuổi trẻ, đừng biến cuộc sống của mình thành một mớ hỗn độn.

2. Đừng lãng phí thời gian nữa.

Khi các bạn cả ngày ngồi lướt new feeds Facebook thì xã hội đã bỏ các bạn quá xa rồi. Tụ tập ít thôi, shopping ít thôi, trà sữa ít thôi, mạng xã hội ít thôi. Nếu tốt nghiệp Đại học mà bạn vẫn phải nhờ vả xin việc, thì nên tự hỏi cả thời Đại học bạn đã giết thời gian thế nào.

3. Đừng để công nghệ chi phối mình.

Dùng Internet để học, để giải trí, để kết nối, chứ đừng biến nó thành cuộc sống. Không nhất thiết ăn gì, mặc gì, nghĩ gì, làm gì, khó chịu gì, yêu thương gì cũng phải post lên mạng xã hội. Không cần thiết phải biến mình thành nô lệ của chiếc "Smart Phone" . Nếu đi ra ngoài chơi thì đừng cắm đầu vào điện thoại; nếu định chơi với điện thoại, thì đừng ra ngoài.

4. Tiêu tiền cho đúng cách.

Cái gì cần dùng và có ích thì hẵng mua, cái gì chỉ để khoa trương thì đừng mua. Nếu không cần thiết phải lên đời điện thoại từ iPhone 6 lên iphone 7 chỉ vì chụp hình đẹp hơn một chút thì dùng iPhone 6 cũng được. Đừng có khoa trương khi thực chất bản thân chưa làm được gì.

Nếu vẫn sống chật vật với đồng lương mới ra trường, hay vẫn phải xin tiền bố mẹ, thì đi xe đạp cũng được, không cần đi Vision hay Vespa làm gì. Đồng tiền kiếm thực sự không dễ.

5. Đọc sách. Sách gì cũng được, miễn là đừng để não mình rơi vào tình trạng chán tư duy, chán thay đổi, và thậm chí là thấy chán đời. Tuổi trẻ, có biết bao nơi phải đến, bao người thú vị phải gặp, bao thứ để học, và bao điều hay ho để làm. Lúc nào thấy chán nản, nên đi mua một cuốn sách mới.

6. Đừng trì hoãn.

Việc cần làm thì phải ép mình làm, mà làm cho xong. Ai cũng sống ngần ấy thời gian, người ta hơn nhau ở cái biết dùng thời ấy thế nào. Trì hoãn là lười biếng. Trì hoãn là không tôn trọng thời gian của chính mình, không tôn trọng chính mình.
Không ai ăn cắp hay giết thời gian của bạn cả, chỉ có bạn tự giết chết thời gian của chính mình, giết chết tuổi trẻ của chính mình. Tuổi trẻ chỉ có một lần, nên nghĩ kỹ về điều đó.

7. Đi thật nhiều.

Mỗi bước đi xa hơn là một bước lớn khôn hơn, để biết trân trọng quãng đời này, thực ra chỉ vài chục năm, không dài như mình tưởng.
Đi đúng nghĩa của đi. Đi trải nghiệm, cảm nhận, suy ngẫm, chứ không phải đi theo phong trào. Đi ào ào và chỉ để pose hình thì cũng không khác gì không đi là mấy.

8. Rèn luyện sự tự tin từ bây giờ đi.

Mình không tin vào mình thì không ai tin mình cả. Cũng như luyện tập thể chất, tinh thần cũng phải luyện. Nếu sợ không làm được thì phải ép mình làm, thất bại nhiều lần rồi thì khắc hết sợ. Nếu sợ nói trước đám đông thì càng nên nói trước đám đông, sợ giao tiếp thì càng nên giao tiếp.

Tự tin không phải là thứ tự dưng có, nhưng chắc chắn là luyện được. Phải tự tin là mình làm được thì làm việc mới thành.

9. Sống có lý tưởng lên.

Nghĩ thoáng ra, nghĩ rộng ra, làm thật nhiều vào và đừng sợ sai. Đạp lên định kiến với áp lực xã hội mà sống. Tuổi trẻ, phải sống như chưa từng được sống.

10. Cứ yêu đi. Đổ vỡ cũng không sao, buồn cũng không sao, đau cũng không sao. Đổ vỡ thì làm lại, làm lại hai lần chưa được thì nhiều lần. Đừng sợ không tìm thấy người yêu mình cả đời, chỉ sợ mình quá hèn nhát không dám yêu thêm. Tình yêu là cách nhanh nhất khiến người ta hoàn thiện bản thân.

11. Độc thân cũng được.

Độc thân thì vui kiểu độc thân, dành thời gian mà làm nhiều thứ cho riêng mình. Đừng có vì thấy người ta có đôi có cặp còn mình Valentine một mình và kêu gào FA hay sinh chán nản. Cô đơn cũng là cái hay.

12. Hãy lập gia đình khi nào bạn đủ sẵn sàng

Cứ độc thân tới khi nào thực sự muốn một cuộc sống mà mình phải gắn với rất nhiều sự ràng buộc và trách nhiệm. Nếu chưa cảm thấy mình có thể chăm sóc tốt cho bản thân mình, thì đừng vội lập ra đình. Hãy tập sống cuộc đời một mình cho tốt đã. Ai hỏi bao giờ lấy chồng hay lấy vợ, thì cứ kệ đi.

13. Phải độc lập. Phải cố gắng.

Tự mình học, tự mình cố gắng, tự mình kiếm việc làm, tự mình kiếm tiền, tự xây dựng sự nghiệp. Rồi sau này có con cái, sẽ có nhiều hơn những câu chuyện để kể. Có nhiều con đường dễ để đi, nhưng nếu con đường được trải thảm sẵn thì đi tới đích rồi cũng chả thấy gì vui thú. Những gì tự mình có mới là của mình.
#KienThucTongHop

4 GIÂY - 2 PHÚT - 72 GIỜ - 21 NGÀY: CÔNG THỨC KÌ DIỆU GIÚP BẠN ĐẠT ĐƯỢC MỌI MỤC TIÊU ---------------------

4 GIÂY - 2 PHÚT - 72 GIỜ - 21 NGÀY: CÔNG THỨC KÌ DIỆU GIÚP BẠN ĐẠT ĐƯỢC MỌI MỤC TIÊU
---------------------
1. Luật 4 giây
Lời khuyên: Hãy hít thở thật sâu và chậm 4 giây trước khi bạn hành động hoặc đưa ra bất cứ quyết định quan trọng nào.

Trong cuộc sống, chúng ta thường có xu hướng trì hoãn việc đưa ra những quyết định quan trọng. Điều này có vẻ như một gánh nặng quá lớn, do vậy chúng ta muốn chờ thêm thời gian. Cho đến khi bắt buộc phải đưa ra quyết định, chúng ta sẽ quyết định nhất thời và thông thường sau đó sẽ là sự hối tiếc.

Nguyên tắc 4 giây sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định tốt hơn. Peter Bregman, tác giả của cuốn sách “Luật 4 giây” cho rằng bạn nên hít thở thật đều và sâu trong vòng 4 giây; sau đó bạn có thể hành động.
Tại sao việc này quan trọng? Đó chính là nghệ thuật tự kiểm soát. Hít thở sâu sẽ tránh cho bạn khỏi việc đưa ra các quyết định vội vã và mang lại cho bạn thời gian để đánh giá kết quả của mỗi hành động.

2. Luật 2 phút
Lời khuyên: Nếu việc nào đó chỉ tốn chưa đến 2 phút để hoàn thành, bạn hãy thực hiện nó ngay lập tức.
Rất nhiều nhiệm vụ chúng ta trì hoãn thường không khó để hoàn thành.

Chúng ta thường tránh làm chúng cho đến hạn chót, mặc dù nó không đòi hỏi kỹ năng hay kiến thức đặc biệt. Chẳng hạn, bạn cần phải gọi điện cho đối tác hoặc gửi một email. Việc này chỉ mất 1 đến 2 phút nhưng bạn lại trì hoãn cho đến phút cuối cùng. Nhiệm vụ đơn giản này làm bạn bị chùn bước và mất tập trung.

Nguyên tắc 2 phút này sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu lớn. Mỗi mục tiêu đi kèm với một danh sách các hành động nhỏ. Chẳng hạn, bạn phải đọc 1 cuốn sách khoảng 2.000 trang, việc này sẽ khiến bạn mất vài tháng. Nếu như bạn tiếp tục nhìn cuốn sách như một tổng thể, bạn sẽ thấy nó khó mà hoàn thành, do đó bạn dễ bỏ cuộc. Nhưng nếu như bạn chia nhỏ cuốn sách thành từng trang và đặt mục tiêu đọc từng trang một, bạn sẽ mất chưa đến 2 phút cho một trang sách.

3. Luật 72 giờ
Lời khuyên: Khi bạn đã có 1 ý tưởng, hãy thực hiện nó trong vòng 3 ngày (72 giờ).
Bodo Schaefer – tác giả sách, doanh nhân kiêm diễn giả nổi tiếng người Đức cho rằng nguyên tắc đơn giản này sẽ giúp bạn đẩy lùi trì hoãn: Đừng bao giờ đặt ra các nhiệm vụ kéo dài quá 72 giờ. Nếu bạn trì hoãn hành động này, ý tưởng của bạn sẽ mãi nằm trên giấy mà thôi.

4. Luật 21 ngày
Lời khuyên: Hãy cho bản thân 21 ngày để phát triển một thói quen
Khi bạn muốn đạt được một mục tiêu nào đó, bạn phải biến các hành động thành thói quen hàng ngày. Hãy lập lại danh sách mục tiêu một lần nữa, tập trung vào các mục tiêu đơn lẻ và biến nó thành hành động, sau đó thực hiện đều đặn mỗi ngày. Đó có thể là viết blog, ngồi thiền, chạy bộ hay học tiếng Anh… bất cứ việc gì.
Trong những ngày đầu tiên, bạn sẽ cần rất nhiều nỗ lực. Nhưng một khi đã quen dần với nó, bạn sẽ cảm thấy điều này như một phần cuộc sống.

5. Nguyên tắc 10.000 giờ
Lời khuyên: Khi bạn cố gắng để thành thạo trong lĩnh vực nào đó, bạn cần dành khoảng 10.000 giờ thực hành việc đó.
Trong cuốn sách Những kẻ xuất chúng, Malcolm Gladwell đã đề cập đến nguyên tắc 10.000 giờ thực hành đóng góp vào thành công của hầu hết các doanh nhân, triệu phú trên thế giới.

Để thực hiện quy tắc này, bạn hãy lựa chọn lĩnh vực mà mình yêu thích và lập kế hoạch để thực hành mỗi ngày. Hãy theo dõi thời gian mà bạn thực hành việc đó để đảm bảo bạn thực hiện đủ 10.000 giờ.
#KienThucTongHop

bán hàng

Bán hàng bằng sự tử tế, trung thực, chính trực và nhiệt huyết.

Ý chí con người


Con người hầu như ai cũng có lúc gặp khó khăn, thiếu tiền, vay nợ. Những khi ấy, đừng than vãn làm gì mà hãy nhớ kỹ 3 câu nói này.
1. Con người dù có nghèo thế nào đi nữa cũng không được nhụt chí. Con người có thể nghèo, tạm thời không có tiền nhưng tuyệt đối không được đánh mất ý chí, thiếu ý chí mà phải nuôi lý tưởng và nỗ lực hết mình để hiện thực lý tưởng ấy.

2. Đừng tùy tiện than thở sự khó khăn của bạn, vì thực tế phũ phàng là chẳng có ai muốn hay tình nguyện ngồi nghe bạn nói đâu. Thay vào đó, trong lúc khó khăn, hãy dành thời gian để tìm cách giải quyết để bản thân mình trưởng thành và vững mạnh hơn.

3. Người cho bạn vay tiền là người cho bạn vay một trái tim. Những người bạn thân thiết thực sự sẽ luôn ủng hộ bạn hết mình từ trong 𝚝𝚊̂𝚖 𝚕𝚒𝚗𝚑 của họ.

ɦãy biết trân trọng, nâng niu và cảm ơn đến những người nɦư tɦế, bởi những người đó xuất ɦiện trong cuộc đời bạn không nhiều. Pɦải rất có phúc, bạn mới gặp được ɦọ.

Và đây là 5 điều bạn cần từ bỏ nếu muốn làm giàu:

Kɦông lo kiếm tiền mà cɦỉ lo tiết kiệm

Tiết kiệm là chìa khoá để làm giàu, tuy nɦiên, bạn không tɦể quá tập trung vào việc đó mà quên rằng cần pɦải kiếm tiền, điều mà nɦững người giàu thường tập trung.

Tỉ phú Steve Siebold viết rằng nɦiều người quá tập trung vào việc chia nɦỏ số tiền làm được để cất giữ rồi sống một cácɦ đạm bạc. Điều đó khiến bạn bỏ lỡ nhiều cơ ɦội.

“Tɦông thường, các triệu pɦú tái đầu tư 20% tɦu nɦập của ɦọ mỗi năm. Sự giàu có của ɦọ kɦông được tính bằng số tiền ɦọ kiếm mỗi năm mà bằng cácɦ ɦọ tiết kiệm và tái đầu tư”.

Chi tiêu trước và tiết kiệm pɦần còn lại

Theo triệu pɦú tự tɦân David Bach, thay vì cɦi tiêu trước rồi sau đó dùng số tiền còn lại để tiết kiệm, thì bạn nên tiết kiệm trước. hãy để dànɦ ít nɦất 10% tɦu nɦập của bạn và để điều này thành tɦói quen. Bạn sẽ không tɦể mất tiền kɦi bạn kɦông tɦấy kɦoản tiền đó.

Theo đuổi giấc mơ của người khác

Nếu bạn muốn thành công, phải yêu thích việc bạn làm, nghĩa là xác định và theo đuổi đam mê của bạn. Nhiều người mắc sai lầm khi chạy theo ước mơ của người khác, ví dụ như con cái phải làm theo mong muốn của cha mẹ.

Mua những thứ bạn ngoài khả năng của bạn

Nếu bạn sống với mức sống cao hơn so với khả năng của bạn thì bạn sẽ không thể giàu được. Kể cả khi bạn kiếm được nhiều hơn hay được tăng lương cao, đừng coi đó là cái cớ để tự nâng mức sống của bạn lên.

Hài lòng với mức lương “đều đều”

Những người có mức sống trung bình thường thích được trả lương đúng hẹn, mức lương ổn định hoặc được trả lương theo giờ làm việc. Trong khi đó, những người giàu chọn cách trả lương tính theo kết quả công việc và họ thường tự làm chủ công việc của họ.

Theo triệu phú Siebold, việc hài lòng với mức lương ổn định là con đường chậm nhất để làm giàu, dù nó an toàn nhất. Những người giỏi biết làm chủ công việc chính là con đường làm giàu nhanh nhất.

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2020

20 NƯỚC CỜ THƯƠNG LƯỢNG TRÊN THƯƠNG TRƯỜNG

20 NƯỚC CỜ THƯƠNG LƯỢNG TRÊN THƯƠNG TRƯỜNG

PHẦN I: KHỞI ĐẦU THƯƠNG LƯỢNG

1 – Đòi hỏi nhiều hơn những gì bạn muốn

Càng biết ít về đối phương, lời đề nghị ban đầu của bạn càng phải cao, vì:

Thứ nhất, bạn có thể sai lầm vì những giả định của mình. Vì bạn không biết rõ về đối phương và nhu cầu của họ nên có thể họ sẵn sàng trả nhiều hơn mức bạn nghĩ. Còn nếu bán hàng thì họ có thể sẵn sàng chấp nhận mức thấp hơn bạn nghĩ.

Thứ hai, nếu đây là một mối quan hệ mới, bạn sẽ thể hiện thiện chí hợp tác khi tỏ ra mình có thể đưa ra nhiều nhượng bộ hơn. Càng biết về đối phương và nhu cầu của họ, bạn càng có thể điều chỉnh đề nghị của mình cho phù hợp.

Tất nhiên, bạn hãy gợi mở một số điều có thể linh hoạt. Nếu đề nghị ban đầu của bạn có vẻ thái quá, và thái độ của bạn là “đồng ý hay là biến” thì phản ứng của đối phương rất dễ sẽ là “Vậy thì chúng ta không có gì để nói chuyện nữa”. Khi đó bạn thậm chí còn không thể bắt đầu cuộc thương lượng.

2 – Không bao giờ đồng ý với lời đề nghị đầu tiên

Lý do: vì nó sẽ ngay lập tức đưa đến hai ý nghĩ trong đầu người khác: “Lẽ ra tôi có thể làm tốt hơn”, và “Chắc hẳn có điều gì đó không ổn”.

3 – Tránh thương lượng kiểu đối đầu

Những gì bạn nói trong vài giây đầu tiên của cuộc thương lượng thường tạo ra không khí cho cuộc thương lượng đó. Đối phương sẽ nhanh chóng cảm nhận được liệu bạn đang tìm kiếm một giải pháp cùng có lợi hay bạn là một người thương lượng cứng rắn, sẵn sàng làm tất cả để đạt được những gì có thể.

Vì vậy, hãy cẩn thận với những gì bạn nói khi bắt đầu. Nếu đối phương đưa ra quan điểm mà bạn hoàn toàn không tán thành thì cũng đừng tranh cãi. Tranh cãi luôn chỉ làm đối phương càng mong muốn chứng minh là mình đúng. Tốt nhất bạn nên đồng ý với họ trước rồi đáp trả lại với công thức 3F - Feel, Felt, Found (cảm giác, đã có cảm giác, nhận thấy).

Hãy trả lời kiểu như: "Tôi hiểu rõ cảm giác của anh về điều này. Nhiều người cũng có cảm giác giống hệt như anh bây giờ khi họ mới nghe về giá cả. (Giờ thì bạn đã làm dịu đi không khí cạnh tranh). Nhưng khi tìm hiểu cặn kẽ lời chào hàng của chúng tôi, họ luôn nhận thấy rằng giá của chúng tôi là hợp lý nhất trên thị trường".

4 – Dùng kỹ thuật câu kéo

Câu kéo là chiêu thương lượng khác rất hiệu quả, có thể đem tới một kết quả làm bạn bất ngờ. Nó chỉ là một câu nói đơn giản "Anh còn phải cố gắng nhiều thêm nữa".

Các nhà thương lượng hiệu quả thường áp dụng chiêu này như sau: Sau khi nghe nhà cung cấp trình bày và cố thuyết phục, họ sẽ nói "Tôi thực sự hài lòng với nhà cung cấp hiện tại của mình, nhưng có lẽ thêm một nhà cung cấp dự phòng để họ biết mà cẩn thận cũng không sao. Tôi sẽ lấy hàng của anh nếu anh cố gắng thêm chút nữa".

Sau khi đã nói "Anh phải cố gắng thêm nữa", hãy im lặng, đừng nói thêm một lời nào nữa. Doanh nhân thường gọi điều này là cái kết im lặng. Đối phương có thể sẽ đồng ý, vì vậy sẽ thật dại dột khi nói một câu gì đó trước khi xác định họ có đồng ý hay không.

PHẦN II: THƯƠNG LƯỢNG TRUNG CUỘC

5 – Luôn đòi hỏi có sự trao đổi

Trong một cuộc thương lượng, bất cứ khi nào có nhân nhượng cho đối phương, bạn nên đề nghị họ một điều kiện tương ứng ngay. Đừng nhân nhượng và tin tưởng rằng đối phương sẽ đền bù cho bạn sau này.
Hãy dùng câu “Nếu chúng tôi giúp anh thì anh sẽ làm gì cho chúng tôi?”, có thể bạn sẽ nhận lại được thứ gì đó. Điều này làm tăng giá trị nhượng bộ của bạn.

6 – Xử lý tình huống lâm vào ngõ cụt

Trong các cuộc thương lượng kéo dài, bạn có thể gặp phải một trong các tình huống:

Thế ngõ cụt (impasse): Hai bên hoàn toàn bất đồng về một vấn đề, điều này có thể đe dọa đến cuộc thương lượng.
Thế nan giải (stalemate): Hai bên vẫn trao đổi nhưng không có tiến triển nào để tiến tới một giải pháp chung.
Thế bế tắc (deadlock): Việc thiếu tiến triển đã khiến hai bên bực bội đến mức không muốn nói chuyện với nhau nữa.

Người thương lượng thiếu kinh nghiệm thường nhầm lẫn thế ngõ cụt với thế bế tắc. Với thế ngõ cụt, bạn có thể áp dụng một chiêu rất đơn giản: Tạm gác lại. Như vậy, bạn có thể giải quyết trước nhiều vấn đề nhỏ để tạo ra một số động lực cho cuộc thương lượng trước khi đi đến những vấn đề lớn. Đối phương sẽ trở nên linh hoạt hơn sau khi thống nhất về những vấn đề nhỏ.

7 – Xử lý thế nan giải

Lâm vào thế nan giải giống như tình trạng “bị khóa tay” – một thành ngữ dùng trong hàng hải, chỉ tình trạng con tàu ngừng chạy vì ngược chiều gió.

Để chạy ngược gió, bạn phải chạy chếch mạn phải khoảng 30 độ rồi lại vượt gió 30 độ để sang phía trái. Điều chỉnh cánh buồm như vậy rất vất vả, nhưng cuối cùng bạn vẫn đến được nơi cần đến.

Tương tự, khi thương lượng bế tắc, bạn phải thay đổi cơ chế để lấy lại đà. Đây là một số việc có thể làm:

- Đổi người trong nhóm thương lượng.
- Đổi địa điểm thương lượng.
- Loại bớt thành viên đang gây khó chịu cho đối phương.
- Xoa dịu căng thẳng bằng cách nói về những sở thích hay một số câu tán gẫu.
- Thăm dò khả năng thay đổi về khía cạnh tài chính như gia hạn khoản vay, giảm tiền đặt cọc…
- Thảo luận phương pháp chia sẻ rủi ro với đối phương.
- Thay đổi không khí trong phòng thương lượng, chuyển từ giải pháp đôi bên cùng có lợi sang cạnh tranh, hoặc ngược lại.
- Gợi ý thay đổi các tiêu chuẩn cụ thể.

8 – Xử lý thế bế tắc

Thế bế tắc hiếm khi xảy ra, nhưng nếu bạn gặp phải, cách giải quyết duy nhất là đưa bên thứ ba vào – một người sẽ đóng vai trò trung gian hòa giải mà cả hai bên đều nhận biết người đó đúng là trung lập.

PHẦN III: KẾT THÚC THƯƠNG LƯỢNG

9 – Đóng vai người tốt / kẻ xấu

Chiêu người tốt/kẻ xấu là một trong những chiêu thương lượng nhiều người biết nhất. Mọi người thường dùng chiêu này nhiều hơn bạn nghĩ. Mỗi khi giao dịch với hai người, bạn hãy để ý đến điều này.

Ví dụ: Bạn là người bán bảo hiểm nhân thọ, hẹn gặp vị phó chủ tịch của công ty. Khi thư ký dẫn bạn vào gặp phó chủ tịch, bạn thật ngạc nhiên khi vị chủ tịch của công ty cũng muốn nghe phần trình bày của bạn.

Đó là trường hợp phải thương lượng một chọi hai. Bạn cảm thấy có nhiều khả năng hoàn tất vụ này cho đến khi vị chủ tịch có vẻ bực bội và nói với phó chủ tịch: “Tôi không nghĩ là việc này ổn, nhưng tôi phải đi bây giờ”, rồi ông ta đi ra. Vị phó chủ tịch ngồi lại, vuốt ve bạn: “Đôi khi ông ta vẫn thế, nhưng tôi lại thích phần trình bày của anh, tôi nghĩ là chúng tôi vẫn có thể hợp tác với anh nếu anh có thể linh hoạt hơn về giá cả…”.

Bằng việc dùng quyền lực cao hơn mơ hồ nào đó đóng vai “kẻ xấu”, đối phương có thể tạo áp lực đáng kể lên bạn nhưng lại không tạo thế đối đầu.

Đối phó với chiêu này không cách gì hơn là xác định được nó. Hãy lên tiếng chặn trước việc này: “Tôi rất muốn tìm một giải pháp cho tình thế này, vì vậy tại sao chúng ta không trực tiếp áp dụng cách tiếp cận đôi bên cùng có lợi thay vì tạo thêm áp lực cho nhau”. Điều này sẽ làm đối phương “mất điện”.

Bạn cũng có thể đáp lại bằng cách tạo ra hình ảnh một “kẻ xấu” khác. Hãy nói với đối phương rằng bạn muốn làm theo ý của họ, nhưng những người ở văn phòng của bạn chỉ chăm chăm thực hiện đúng kế hoạch.

10 – Chiêu nài thêm

Khi dùng chiêu nài thêm, bạn có thể đạt được thêm chút kết quả nữa, kể cả sau khi hai bên đã thống nhất về mọi thứ.

Nghiên cứu của các nhà tâm lý học cho thấy, trước khi ra quyết định, người ta sẽ phải đấu tranh, còn khi đã quyết định họ sẽ bảo vệ nó.

Hãy luôn đợi đến lúc kết thúc thương lượng để quay lại cố gắng đề nghị lần nữa những gì mà bạn không thuyết phục được họ trước đó.

Còn khi đối phó với những người nài thêm, hãy cố ngăn chiêu này bằng cách cho họ thấy bằng văn bản bất cứ ưu đãi nào cũng sẽ phải mất tiền; đưa ra các thời hạn bổ sung nếu có, nhưng phải cho thấy chi phí của chúng; liệt kê chi phí đào tạo, lắp đặt, gia hạn bảo hành và bất cứ thứ gì họ có thể nài thêm; đừng cho mình quyền được ra các nhượng bộ.

Bạn phải cẩn thận khi làm điều này, vì đang ở thời điểm nhạy cảm trong cuộc thương lượng. Bạn hãy mỉm cười và nói: “Thôi nào, anh đã thương lượng được giá tốt của tôi rồi. Đừng để chúng tôi mất thêm tiền nữa”.

11 – Rút lại đề nghị

Chiêu này được áp dụng khi bạn thấy đối phương cố gắng để lấy từng xu cuối cùng của bạn, hoặc khi họ muốn hợp tác nhưng lại nghĩ sẽ kiếm được thêm nếu dành thời gian tiếp tục thương lượng với bạn, tóm lại là đối phương muốn lấn lướt bạn.

Đừng đối đầu trực tiếp mà hãy định vị mình là người đứng về phía đối phương nhưng bị “kẻ xấu” có quyền lực cao hơn phủ quyết.

PHẦN IV: MÁNH KHÓE TRONG THƯƠNG LƯỢNG

12 – Giăng bẫy

Giăng bẫy là đưa ra một vấn đề giả tạo để được nhượng bộ vấn đề thực sự. Chẳng hạn, họ ép bạn về thời hạn giao hàng, sau đó đưa ra giải pháp rằng bạn giảm giá / miễn phí ở một khâu nào đó để cùng chịu thêm chi phí vận chuyển nhanh với họ.

Hãy cẩn thận với những vấn đề mà đối phương cho là quan trọng. Bạn có thể cô lập sự phản đối bằng chiêu bị “người xấu” phủ quyết, thậm chí bạn có thể đòi thêm chi phí để đáp ứng yêu cầu cao hơn của đối phương.

13 – Đánh lạc hướng

Đây là một biến tấu của chiêu giăng bẫy: đối phương đưa ra một vấn đề giả tạo, sau đó rút lại, chỉ để đổi lại một nhượng bộ.

Để đối phó, bạn cần tập trung vào vấn đề thương lượng thực sự.

14 – Chọn đào

Chọn đào là chiêu lợi hại mà người mua có thể áp dụng đối với người bán.

Ví dụ: Bạn đang có trong tay bảng chào giá của 3 nhà thầu. Bạn đến gặp nhà thầu B và nói: “Giá của anh gần được rồi, nhưng so với nhà thầu A, giá sàn của anh còn cao hơn 500 đô và giá thảm cao hơn 200 đô. Nếu anh giảm hai hạng mục này bằng mức của nhà thầu A, tôi sẽ chấp nhận”. Điều này có thể khiến nhà thầu B tính toán lại giá chào.

Bạn cũng có thể “chọn đào” bằng cách đề nghị đối phương cung cấp các phương thức thanh toán (trả tiền luôn, thanh toán theo tiến độ…), sau đó quyết định với những ưu đãi tốt nhất.

Thông tin chính là chìa khóa cho việc chọn đào hiệu quả. Bạn cần thu thập thông tin thị trường trước khi thương lượng.

Một cách để đối phó với người muốn “chọn đào” là chặn trước. Muốn thế, bạn phải hiểu các đối thủ cạnh tranh nhiều hơn khách hàng của mình. Chính bạn là người cung cấp thông tin về giá cả, chất lượng sản phẩm, điểm mạnh – điểm yếu của đối thủ cho khách hàng.

15 – Mặc định

Mặc định là chiêu liên quan đến giả định đơn phương có lợi cho người đưa ra, kiểu như: “Tất cả các nhà cung cấp khách của chúng tôi đều giảm giá khi thanh toán trong vòng 15 ngày, nên tôi đoán là bên anh cũng vậy”.
Chiêu này chỉ áp dụng được với người quá bận rộn hoặc quá lười.

PHẦN V: NHỮNG NGUYÊN TẮC THƯƠNG LƯỢNG

16 – Để đối phương cam kết trước

Để đối phương nêu đề nghị đầu tiên có thể tốt hơn bạn nghĩ. Bạn có thể nắm được thông tin về họ trước và nhanh chóng thu hẹp khoảng cách tới đề nghị của họ.

Nếu cả hai cùng biết mình không nên đề nghị trước thì họ không thể ngồi đó mãi mà không đưa ra một con số cụ thể. Nhưng về nguyên tắc, bạn phải luôn tìm hiểu xem đối phương muốn gì trước.

Tuy nhiên, đừng để điều này khiến bạn không dám thay đổi lời đề nghị mở đầu thương lượng. Bạn có thể nói “Nếu anh bán giá rẻ thì chúng tôi có thể quan tâm”, hay “Chúng tôi đã từng bỏ qua mức đề nghị 10.000 đô rồi”…

17 – Giả ngốc là khôn ngoan

Đôi khi, khôn là dại mà dại là khôn. Khi thương lượng, tốt hơn là bạn hãy ra vẻ biết ít hơn chứ đừng biết nhiều hơn đối phương. Đa số mọi người thường sẽ giúp đỡ hơn là lợi dụng người mà họ cảm thấy ít hiểu biết hơn mình.

Khi thương lượng không nên để cái tôi điều khiển mình và tỏ ra là người quá sắc sảo. Giả ngốc có lúc là lựa chọn không tồi. Bạn có thể kéo thêm thời gian suy xét những rủi ro khi chấp nhận đề nghị hay so sánh lợi ích với những cơ hội khác, hay được nhượng bộ hơn khi nài nỉ. Tuy nhiên, cần nhớ, đừng giả ngốc trong lĩnh vực chuyên môn của bạn.

18 – Luôn đọc lại hợp đồng

Luôn luôn đọc kỹ lại toàn bộ hợp đồng trước khi ký. Trong quá trình soạn thảo, chuyển qua chuyển lại giữa hai bên, chỉnh sửa, các chi tiết trong hợp đồng có thể không còn đúng theo ý bạn.

19 – Mọi người thường tin vào chữ viết

Vì mọi người thường không nghi ngờ những gì họ thấy bằng văn bản, bạn hãy luôn đưa ra những dẫn chứng bổ sung bằng văn bản để hỗ trợ đề nghị của mình. Nếu cuộc thương lượng bao gồm cả những kỳ vọng rằng đối phương sẽ đáp ứng một số yêu cầu nhất định thì việc có văn bản cũng giúp củng cố những yêu cầu đó.

20 - Luôn chúc mừng đối phương

Dù trong lòng nghĩ đối phương có dở đến đâu thì hãy luôn chúc mừng họ khi thương lượng xong. Đó không phải là giả tạo, đó là cử chỉ lịch thiệp tối thiểu.

_________________
Trích lược từ sách "64 nước cờ trên bàn thương lượng", Biên dịch: Nguyễn Kiều Vân, Thái Hà Book - Tác giả Roger Dawson

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản

GỬI BẠN TRẺ: DẬY SỚM CŨNG KHÔNG LÀM ĐƯỢC THÌ HÃY NGỪNG MƠ MỘNG THÀNH CÔNG!

GỬI BẠN TRẺ: DẬY SỚM CŨNG KHÔNG LÀM ĐƯỢC THÌ HÃY NGỪNG MƠ MỘNG THÀNH CÔNG!

1. Sống có kỷ luật đi.

Ngay cả dậy sớm 10 phút bạn cũng không làm được, vậy dựa vào cái gì mà bạn muốn thành công? Ngủ thì 12h, 1h đêm mới lên giường, sáng thì tít mít mới dậy. Đi học, đi làm chật vật mãi mới ra khỏi nhà. Đến lớp thì nằm ngủ gục trên bàn, đến chỗ làm hai mắt thâm quầng.

Đừng có lười biếng, lộn xộn, hay ham vui quá đà nữa. Tự kiểm soát cuộc sống của mình, vì không ai làm điều đó hộ mình cả. Tuổi trẻ, đừng biến cuộc sống của mình thành một mớ hỗn độn.

2. Đừng lãng phí thời gian nữa.

Khi các bạn cả ngày ngồi lướt new feeds Facebook thì xã hội đã bỏ các bạn quá xa rồi. Tụ tập ít thôi, shopping ít thôi, trà sữa ít thôi, mạng xã hội ít thôi. Nếu tốt nghiệp Đại học mà bạn vẫn phải nhờ vả xin việc, thì nên tự hỏi cả thời Đại học bạn đã giết thời gian thế nào.

3. Đừng để công nghệ chi phối mình.

Dùng Internet để học, để giải trí, để kết nối, chứ đừng biến nó thành cuộc sống. Không nhất thiết ăn gì, mặc gì, nghĩ gì, làm gì, khó chịu gì, yêu thương gì cũng phải post lên mạng xã hội. Không cần thiết phải biến mình thành nô lệ của chiếc "Smart Phone" . Nếu đi ra ngoài chơi thì đừng cắm đầu vào điện thoại; nếu định chơi với điện thoại, thì đừng ra ngoài.

4. Tiêu tiền cho đúng cách.

Cái gì cần dùng và có ích thì hẵng mua, cái gì chỉ để khoa trương thì đừng mua. Nếu không cần thiết phải lên đời điện thoại từ iPhone 6 lên iphone 7 chỉ vì chụp hình đẹp hơn một chút thì dùng iPhone 6 cũng được. Đừng có khoa trương khi thực chất bản thân chưa làm được gì.

Nếu vẫn sống chật vật với đồng lương mới ra trường, hay vẫn phải xin tiền bố mẹ, thì đi xe đạp cũng được, không cần đi Vision hay Vespa làm gì. Đồng tiền kiếm thực sự không dễ.

5. Đọc sách. Sách gì cũng được, miễn là đừng để não mình rơi vào tình trạng chán tư duy, chán thay đổi, và thậm chí là thấy chán đời. Tuổi trẻ, có biết bao nơi phải đến, bao người thú vị phải gặp, bao thứ để học, và bao điều hay ho để làm. Lúc nào thấy chán nản, nên đi mua một cuốn sách mới.

6. Đừng trì hoãn.

Việc cần làm thì phải ép mình làm, mà làm cho xong. Ai cũng sống ngần ấy thời gian, người ta hơn nhau ở cái biết dùng thời ấy thế nào. Trì hoãn là lười biếng. Trì hoãn là không tôn trọng thời gian của chính mình, không tôn trọng chính mình.
Không ai ăn cắp hay giết thời gian của bạn cả, chỉ có bạn tự giết chết thời gian của chính mình, giết chết tuổi trẻ của chính mình. Tuổi trẻ chỉ có một lần, nên nghĩ kỹ về điều đó.

7. Đi thật nhiều.

Mỗi bước đi xa hơn là một bước lớn khôn hơn, để biết trân trọng quãng đời này, thực ra chỉ vài chục năm, không dài như mình tưởng.
Đi đúng nghĩa của đi. Đi trải nghiệm, cảm nhận, suy ngẫm, chứ không phải đi theo phong trào. Đi ào ào và chỉ để pose hình thì cũng không khác gì không đi là mấy.

8. Rèn luyện sự tự tin từ bây giờ đi.

Mình không tin vào mình thì không ai tin mình cả. Cũng như luyện tập thể chất, tinh thần cũng phải luyện. Nếu sợ không làm được thì phải ép mình làm, thất bại nhiều lần rồi thì khắc hết sợ. Nếu sợ nói trước đám đông thì càng nên nói trước đám đông, sợ giao tiếp thì càng nên giao tiếp.

Tự tin không phải là thứ tự dưng có, nhưng chắc chắn là luyện được. Phải tự tin là mình làm được thì làm việc mới thành.

9. Sống có lý tưởng lên.

Nghĩ thoáng ra, nghĩ rộng ra, làm thật nhiều vào và đừng sợ sai. Đạp lên định kiến với áp lực xã hội mà sống. Tuổi trẻ, phải sống như chưa từng được sống.

10. Cứ yêu đi. Đổ vỡ cũng không sao, buồn cũng không sao, đau cũng không sao. Đổ vỡ thì làm lại, làm lại hai lần chưa được thì nhiều lần. Đừng sợ không tìm thấy người yêu mình cả đời, chỉ sợ mình quá hèn nhát không dám yêu thêm. Tình yêu là cách nhanh nhất khiến người ta hoàn thiện bản thân.

11. Độc thân cũng được.

Độc thân thì vui kiểu độc thân, dành thời gian mà làm nhiều thứ cho riêng mình. Đừng có vì thấy người ta có đôi có cặp còn mình Valentine một mình và kêu gào FA hay sinh chán nản. Cô đơn cũng là cái hay.

12. Hãy lập gia đình khi nào bạn đủ sẵn sàng

Cứ độc thân tới khi nào thực sự muốn một cuộc sống mà mình phải gắn với rất nhiều sự ràng buộc và trách nhiệm. Nếu chưa cảm thấy mình có thể chăm sóc tốt cho bản thân mình, thì đừng vội lập ra đình. Hãy tập sống cuộc đời một mình cho tốt đã. Ai hỏi bao giờ lấy chồng hay lấy vợ, thì cứ kệ đi.

13. Phải độc lập. Phải cố gắng.

Tự mình học, tự mình cố gắng, tự mình kiếm việc làm, tự mình kiếm tiền, tự xây dựng sự nghiệp. Rồi sau này có con cái, sẽ có nhiều hơn những câu chuyện để kể. Có nhiều con đường dễ để đi, nhưng nếu con đường được trải thảm sẵn thì đi tới đích rồi cũng chả thấy gì vui thú. Những gì tự mình có mới là của mình.
#KienThucTongHop

THAY ĐỔI TƯ DUY, TIỀN TÀI SẼ TỚI!

THAY ĐỔI TƯ DUY, TIỀN TÀI SẼ TỚI!

1. Thu nhập phải đến từ ít nhất 2 nguồn

Không nên chỉ có một nguồn thu nhập. Trên thực tế, hầu hết những đại gia ở Mỹ đều có ít nhất 3 nguồn thu nhập trước khi họ kiếm được một triệu đôla đầu tiên. Ngoài lương từ công việc chính, bạn có thể thử kiếm thêm tiền qua việc làm thêm, tự kinh doanh hoặc đầu tư.

Hiện nay cơ hội là vô số. Bạn có thể mua bán vàng, đầu tư cổ phiếu, bất động sản. Bạn có thể kinh doanh, tự mở ra dịch vụ, hay bán sản phẩm online, v.v… Hãy nhớ, một nguồn thu nhập sẽ giúp bạn tồn tại. Nhưng để sống khỏe, tốt nhất bạn nên có nguồn thu nhập thứ 2, thứ 3. Vì nguồn thu nhập này sẽ nâng đỡ nguồn thu nhập kia, giúp bạn đủ bình tĩnh và thời gian xoay vần nếu chẳng may nguồn thu nhập cố định gặp sự cố.

2. Kết nối với những người thành đạt

Con đường ngắn nhất và đơn giản nhất để tạo ra thịnh vượng là học hỏi chính xác cách người giàu có, thành đạt – những bậc thầy trong việc điều khiển đồng tiền – chơi cuộc chơi tiền bạc.

Khi nghe câu chuyện thành công của người khác, người nghèo thường tìm cách phán xét, phê bình, chỉ trích, nói xấu và nói chung là tìm mọi cách hạ thấp chúng xuống mức của chính họ.

Người giàu giao du với những người chiến thắng. Người nghèo giao du với những kẻ thất bại. Tại sao? Đó là vấn đề của sự thoải mái. Người giàu thấy thoải mái với những người thành công khác. Người nghèo lại thấy không thoải mái khi gần những người rất thành công vì họ sợ bị từ chối hoặc họ cảm thấy họ không thuộc về nơi đó. Để tự bảo vệ mình, cái tôi của họ sẽ đưa ra những phán xét và phê phán.

Thế nên, bạn muốn trở thành người giàu hay người nghèo, đó là do lựa chọn của chính bạn. Hãy gặp gỡ những người truyền động lực, cảm hứng tích cực và tham gia vào các nhóm nghề nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm. Bạn sẽ nhận thấy bản thân được học hỏi rất nhiều điều mà sách vở không dạy bạn!

3. Tiết kiệm tiền và đầu tư

Mức thu nhập quan trọng, nhưng khoản tiết kiệm và đầu tư còn quan trọng hơn. Ramit, Sethi, chuyên gia tài chính cá nhân, từng viết: "Các triệu phú thường đầu tư 20% thu nhập mỗi năm. Sự giàu có của họ không đo lường bởi số tiền họ làm ra từng năm mà bởi mức độ họ tiết kiệm và đầu tư theo thời gian".

Tiết kiệm, không phải dè sẻn quá mức. Có những người không dám tiêu xài, lúc nào cũng để dành. Tôi không khuyến khích cách sống này. Chúng ta làm ra tiền để sống, để hưởng thụ cuộc sống. Và tin xấu là phần lớn những người "hà tiện" thường không biết đầu tư đúng cách.

Nhưng cũng có những người sống quá thoải mái với số tiền mình làm ra được. Bạn để ý xem, nhiều nghệ sĩ, người mẫu, cầu thủ, những người làm ra rất nhiều tiền, và những người giàu đột xuất từ bán đất, trúng vé số... thường không có tiền vào cuối đời vì có bao nhiêu tiền họ "đốt" hết, không tiết kiệm, không biết quản lý tài chính cá nhân. Vì thế hãy học cách tiết kiệm tiền theo nguyên lý 6 cái lọ, trong đó có một lọ dùng để đầu tư, phát triển bản thân.

4. Tự động hoá tài chính

Cách dễ nhất để duy trì việc đầu tư lâu dài là biến nó thành quá trình tự động – nghĩa là chuyển từ tài khoản được trả lương sang tài khoản tiết kiệm, đầu tư mỗi tháng, trước cả khi bạn nhìn thấy tiền.

Điển hình như triệu phú tự thân Chris Reining vượt ngưỡng 1 triệu USD ở tuổi 35 và về hưu ở tuổi 37. Ông thành công chủ yếu nhờ vào một thói quen đơn giản: Ông tự động hóa tài chính của mình.

Việc tự động hóa tài chính như lập một tài khoản tự động không chỉ giúp bạn trở nên giàu có mà còn giúp bạn tiết kiệm thời gian và năng lượng tinh thần. Ông chia sẻ: "Tôi đã tự động hóa tiền bạc của mình từ nhiều năm trước, và lợi ích nhận được là tôi không phải đưa ra quyết định về việc tôi nên để tiền của mình ở đâu, tôi nên đầu tư bao nhiêu, tôi có thể chi tiêu cái gì, tôi có đủ tiền tiết kiệm chưa...".

5. Làm quen với việc thực hiện những việc không dễ chịu

Bạn cảm thấy mình thoải mái, ấm áp và tự do khi ở trong một giới hạn mà bạn tự đặt cho bản thân mình. Trong vùng an toàn ấy, bạn có thể làm những điều mình thích như đọc một cuốn sách hay, mặc một bộ quần áo bạn cảm thấy dễ chịu nhất hoặc cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người… Vùng an toàn ấy sẽ "cầm tù" bạn vĩnh viễn nếu bạn không sớm tỉnh ngộ.

Muốn kiếm nhiều tiền hơn để sau này thảnh thơi, bạn phải sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Khi làm những việc ngoài vòng an toàn, bạn có thể cảm thấy không thoải mái. Nhưng mỗi lần như vậy, bạn sẽ mở rộng được các mối quen biết và phát triển bản thân.

6. Dành 20 phút mỗi ngày để học một kỹ năng mới

Điểm chung của người giàu là không ngừng nỗ lực để hoàn thiện bản thân bằng cách học thêm hoặc đọc sách. Điều này sẽ khiến họ chuẩn bị cho những thay đổi, biến động của thị trường và không ngừng gia tăng thu nhập.

7. Không khoe mẽ, hãy nỗ lực

Đừng mua những vật dụng đắt tiền trừ khi doanh nghiệp và các khoản đầu tư mang lại cho mình nhiều dòng thu nhập đảm bảo. Trong thời gian chờ ngày sung túc, hãy cứ dùng chiếc xe cũ, nếu nó vẫn chạy tốt.

8. Nghĩ lớn

Nếu bạn đặt ra những ước vọng lớn cho mình và sẵn sàng chấp nhận bất cứ thách thức nào, bạn đang đi đúng hướng. Sau tất cả, không ai đạt được kết quả vượt trội nếu chỉ làm những điều tầm thường và chẳng có mong đợi lớn lao. Nghĩ lớn là động lực tạo ra nhiều thay đổi trong lối sống đầy bất ngờ đấy.

Theo: Hoa Chanh / Trí Thức Trẻ
Tranh minh họa: Harry Campbell

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

TỐT BỤNG MỘT CÁCH NGỐC NGHẾCH LÀ THẾ NÀO?

TỐT BỤNG MỘT CÁCH NGỐC NGHẾCH LÀ THẾ NÀO?

1. Yêu người ấy, dù người ấy có làm sai, cũng tự thay người ấy tìm vô số cớ trong lòng để tha thứ cho người ấy. Người ấy làm bạn đau, bạn chia tay, nhưng chỉ cần người ấy nài nỉ, người ấy quỳ xuống, bạn đã ngay lập tức quên đi lỗi lầm của người ấy.

2. Trong phim, nữ chính drama đều hết tha thứ người này, lại giúp đỡ người kia, dù người đó hãm hại mình hết lần này đến lần khác, sau đó thì bị mọi người bắt nạt, rồi cuối cùng luôn có một hoàng tử cưỡi ngựa trắng xuất hiện bảo vệ. Nhưng trong hiện thực thì không bao giờ có chuyện như vậy đâu, bạn chỉ có thể cô đơn một mình, bị cả thế giới ăn hiếp, và chẳng mấy người nhìn ra cái tốt của bạn cả.

3. Người ta bị bắt nạt, thấy vậy, bạn liền tranh cãi với đối phương, thậm chí còn tuyệt giao, người kia lại chớp mắt đã tha thứ cho đối phương.

4. Không biết rõ sự tình, nguyên do đã ngay lập tức bênh vực kẻ yếu thế hơn.

5. Người không biết cách nói câu từ chối, phần lớn đều là những người tốt bụng đến ngu ngốc. "Tốt" đến mức từ chối người khác thôi cũng cảm thấy mình mới là người sai.

6. "Tuy chồng cô suốt ngày bài bạc, rượu chè, thỉnh thoảng lại đánh cô, nhưng suy cho cùng thì hai người vẫn là vợ chồng, cô tha thứ cho cậu ta thêm lần nữa đi."

7. Nếu mỗi ngày bạn đều cho trẻ con 1 cây kẹo, đến khi bạn hết kẹo nó sẽ chửi rủa bạn vì ko có kẹo cho nó chứ ko hề nhớ nó đã từng là đứa ko hề có kẹo

8. Người ta tát mình mà mình còn sợ tay người ta đau

KẾT: Vì quá tốt bụng cho nên hỏi điều gì, họ đều có thể giúp. Vì dễ mềm lòng cho nên gặp chuyện gì, họ cũng thông cảm. Người khác cần gì, họ luôn sẵn sàng cho đi. Người khác nói gì, họ cũng luôn sẵn lòng tin tưởng.

Những người như vậy luôn luôn suy nghĩ cho mọi người xung quanh nhiều đến nỗi quên mất cả bản thân mình là thế, nhưng thật sự có mấy ai sẽ là người suy nghĩ cho họ?

Theo xauxi_sống tích cực
----------------------

👉

5 bước hoàn hảo để mở quán

🤩🤩 5 bước hoàn hảo để mở 1 quán nước thành công. 

Dù bạn là 1 nhà quản trị tài năng, 1 sinh viên khởi nghiệp, hay 1 bà mẹ bỉm sữa. Chỉ cần bạn muốn khởi nghiệp bằng việc mở 1 quán nước.  Thì 5 bước này là 5 bước chính để bạn có 1 khởi đầu hoàn hảo. 

Ghi chú : Bài viết được viết bởi 1 người đã tự mình mở, vận hành , đóng cửa hơn 50 quán lớn nhỏ, xe đẩy. Và đã tư vấn, hướng dẫn, dạy , setup cho hơn 500 quán trà sữa, cà phê đủ loại. Trong hơn 15 năm làm việc trong nghành F&B. 

👉👉Bước 1 : Tự mình nắm rõ công thức pha chế , nấu nướng căn bản.  

Có 2 sai lầm thường mắc trong bước đầu tiên này. 
Sai lầm thứ 1 là hầu hết những người muốn mở quán luôn nghĩ rằng bước đầu tiên là tìm địa điểm, mặt bằng kinh doanh rồi mới nghĩ đến việc đi học , tìm hiểu cách pha chế, nấu nướng. Đây là 1 suy nghĩ cực kỳ sai lầm vô cùng nghiêm trọng. Nó giống như bạn ra chiến trường đối mặt quân thù rồi mới ngồi chờ học kỹ năng bắn súng. Vì khi bạn đã bắt đầu hạ bút xuống hợp đồng thuê mặt bằng, thời gian được đếm bằng giờ. Khi đồng hồ điểm, tiền thuê nhà bắt đầu tuôn như máu chảy không ngừng. Khi đó, bạn bị mắc kẹt giữa 1 mớ hỗn độn bao gồm trang trí quán, sắm sửa đồ đạc, setup quán và kỹ năng pha chế.    

Sai lầm thứ 2 là cho nhân viên, người thân đi học. Vì suy nghĩ rằng, chỉ cần bỏ tiền, có thể thuê pha chế, thuê nhân viên , cho người nhà hoạt động. Nên chú ý mình ghi rõ 2 từ “ Tự mình” và “ Căn Bản ”. Việc pha chế chuyên nghiệp, nâng cao v.v. có thể thuê nhân viên, thuê Bartender. Nhưng nếu bản thân bạn không nắm kiến thức NỀN, bạn sẽ không thể đánh giá được kỹ năng, khẩu vị của nhân sự mà bạn muốn thuê, bạn cũng sẽ không nắm bắt được, không xây dựng được cái hồn , cái tinh túy , cái style của quán bạn. Như vậy xem như bạn nắm chắc 80% thất bại.

Do đó, bước đầu tiên khi bạn muốn mở 1 quán là : Tự mình nắm rõ công thức pha chế , nấu nướng căn bản.  

👉👉 Bước 2 : Tìm hiểu , nắm rõ thói quen sống, khẩu vị , thu nhập,  của người dân khu vực bạn có ý định mở quán. 

Đây là Bước hiếm có ai thực hiện, vì phức tạp và khó thực hiện. Thực ra việc thực hiện khá đơn giản. Nếu bạn là người miền Nam, dự định mở ở HN hoặc ngược lại. Hoặc nhỏ hơn, bạn là người quận 1 muốn mở quán quận 7. Việc đầu tiên là bạn đến khu vực bạn muốn tìm mặt bằng. Đảo quanh 3 ngày liên tục, vừa để tìm mặt bằng, vừa tìm hiểu tình hình giao thông để tránh thuê những địa điểm kẹt xe , những điểm không có khách v.v. 

Sau đó, trong 3 ngày đảo liên tục đó, bạn phải tìm hiểu quán nào tương tự hình thức kinh doanh của bạn mà kinh doanh đang rất tốt. Bạn đóng đô , ngồi đồng quán đó 2 ngày, mỗi ngày 1,2 tiếng vào các thời điểm khác nhau. Mỗi ngày chạy rong ngồi 4,5 quán.

Có 1 cách dễ hơn không cần bạn thực hiện là thuê công ty khảo sát. Nhưng số lieeji khảo sát chỉ có thể tham khảo 50%.    

👉👉Bước 3 : Lên menu, giá, món uống. Lên kế hoạch kinh doanh đơn giản. 

Việc lên menu , giá , món uống được dựa vào thành công của bước 2 bạn thu thập được bao nhiêu thông tin dữ liệu. Kết hợp với bước 1 bạn tự mình định hình style của việc kinh doanh sắp tới. 

Lên kế hoạch kinh doanh đơn giản là tính toán số tiền bạn cần chuẩn bị để mở 1 quán và hoạt động ít nhất 6 tháng. Việc lên kế hoạch kinh doanh đơn giản còn quyết định giá thuê nhà mà bạn có thể chấp nhận được để kinh doanh có lãi. 

Cũng theo đó, kế hoạch kinh doanh đơn giản này còn quyết định số tiền bạn nên đầu tư vào trang trí, sửa chữa quán trong tương lai. Tránh việc đầu tư quá nhiều không thể thu hồi.  

Ví dụ : Theo bước 2 khảo sát bạn nhắm người dân có thu khả năng chi 25k cho 1 ly trà sữa. Và tình hình khảo sát bạn có thể bán 200 ly 1 ngày. Tức thu nhập bạn khoảng 150 triệu / Tháng. Tiền thuê nhà bạn có thể chấp nhận được là dưới 25% doanh thu. Tức nếu tiền thuê nhà dưới 37 triệu bạn mới có thể có lãi.

👉👉Bước 4 : Tìm mặt bằng, thuê và trang trí song song với việc thuê và huấn luyện nhân viên.

Cứ theo kết quả bước 3 và bước 2 mà bạn quyết định nên hay không nên thuê 1 mặt bằng. và trang trí theo số tiền bạn đã dự kiến trong bước 3 kế hoạch kinh doanh. 
Song song đó, bạn tuyển và huấn luyện nhân sự theo style và kiến thức bạn đã có trong bước 1. 

👉👉Bước 5 : Khai trương.  

Sai lầm lớn nhất là mọi người ai cũng muốn chuẩn bị hoàn hảo rồi mới khai trương. Hoặc chuẩn bị sơ sài rồi khai trương hoành tráng. Cả 2 đều mang đến sai lầm nghiêm trọng không thể sửa chữa. 

Bạn không bao giờ có thể hoàn hảo cho đến khai trương. Vì nếu không tiếp xúc, không có khách, bạn vĩnh viễn không bao giờ biết bạn thiếu cái gì, sót cái gì. Do đó, dù bạn chuẩn bị 3 tháng, khi bạn khai trương vẫn sẽ có sai lầm. Vậy tại sao không cứ mở ra bán thử, vừa có thời gian sắp xếp, vừa có thể dùng khách huấn luyện nhân viên hoàn hảo hơn sau đó Chính thức làm 1 khai trương hoành tráng ? 

Do đó, lời khuyên cho việc khai trương là nên khai trương làm 2 lần. lần 1 gọi là khai trương bán thử. Lần 2 gọi là khai trương chính thức. 

Đây là 5 bước hoàn hảo để mở 1 quán. Chúc bạn thành công. 

Nguyễn Huỳnh Mỹ Linh 
Fouder & CEO của chuỗi Easy Life Milk Tea và Long Châu Food Co., LTD.

Khởi nghiệp

Năm tôi 29 tuổi, mở quán cà phê và "bay" hết 220 triệu đồng tiền vốn để dành trong mấy năm. Đôi khi không muốn tin, nhưng mà "người chưa gặp thời thì không thể thành công". Câu này đúng.

Cả gia đình, bà con, bạn bè ai cũng không nghĩ là tôi sẽ thất bại tại quán đó. Bỏ hai tháng tìm vị trí đối diện trường cấp 2 (TP HCM).

Tiền nhà 8 triệu đồng, nhân viên 6 triệu/2 người, bao ăn. Bán đồ ăn sáng (fastfood, mì Ý và trà sữa cho học sinh ăn sáng), sau đó là bán cà phê và trà sữa, thức ăn trong ngày, trưa bán cả cơm gà chiên và nhiều món ăn vặt khác.

Học sinh ăn, đứa nào cũng khen, nấu ngon, trà sữa ngon. Vấn đề là chỉ có mấy đứa lớp 6,7. Nhưng hiếm lớp 6 vì nhỏ nên ít tiền. Còn bọn lớn hơn đã quen trung thành với một quán khác gần đó nên nó không vào quán mình. Học sinh hay có kiểu "trung thành" như vậy.

Tôi gồng một năm tròn. Vất vả, tàn tạ, mệt mỏi, lời không có, tháng nào cũng lỗ do tiền bán không gánh nổi mặt bằng và nhân viên, sau 4 tháng phải cho một bạn nghỉ. Vẫn buộc phải duy trì một nhân viên partime vì học sinh lúc tan học ùa ra bán không kịp.

Cuối cùng bay hết số vốn 220 triệu. Sang lại quán được 100 triệu. Xem như còn 100 triệu để lay lắt sống và nộp CV đi xin việc làm công ty.
Giờ tôi nói thật, ai trải qua rồi sẽ hiểu, làm chủ cực hơn làm nhân viên. Làm chủ vui hôm nay, nhưng không thể không lo ngày mai.

Nhân viên nghỉ, mình không có giờ nghỉ. Thêm nữa bạn nào mà "công chúa" như mình, chỉ quen làm văn phòng, nhảy ra gồng làm kinh doanh mặt hàng ăn uống đảm bảo sẽ mau già, tàn tạ và rất mệt mỏi, thiếu ngủ, lo lắng dẫn đến stress thường xuyên.

Trước khi mở quán, hãy suy nghĩ kỹ xem có sức để tự chà toilet, lau bàn, dậy lúc 5h sáng nấu nướng chuẩn bị và cong lưng dọn dẹp lúc 11h đêm hay không nhé.
Bởi vì chắc chắn tình trạng nhân viên là sinh viên thích thì làm không thích thì nghỉ ngang nhiều lắm, chủ quán tự lực là chính.

Shared by: Thanh Nhi | F&B Việt Nam

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2020

Thành công

Để thành công trong công việc kinh doanh chúng ta cần loại bỏ đi những thói quen xấu và rèn luyện những thói quen tốt.
Trong cuộc sống hầu hết những gì chúng ta làm là do thói quen của chúng ta. Aristotle từng nói: "95% những gì chúng ta làm hàng ngày là do thói quen của chúng ta". Chúng ta cũng hiểu rằng để có được kết quả mới thì chúng ta cần phải có những hành động mới. Hành động được diễn ra và được điều khiển bởi những thói quen. Vậy cho nên để có những kết quả mới, bạn cần học cách tạo ra những thói quen mới. Đồng thời bạn phải học cách để quên đi những thói quen cũ. Những thói quen cũ là những thói quen xấu đã kìm hãm cuộc sống của bạn và đây là giờ phút để bạn quên nó đi.
Chỉ có việc lặp đi lặp lại một hành động liên tục mới có thể tạo ra được thói quen mới.
Dưới đây là 5 thói quen mà tôi thường xuyên áp dụng để có một cuộc sống tốt hơn.

Làm

Hãy làm và đắm chìm với công việc của bạn

NHỮNG THÓI QUEN TỐT NÊN RÈN LUYỆN:

NHỮNG THÓI QUEN TỐT NÊN RÈN LUYỆN:
--------------------------

1. Vượt qua giới hạn của bản thân.

Giới hạn bản thân được định nghĩa là vùng an toàn của trạng thái tâm lý mà khi ở trong đó chúng ta cảm thấy thoải mái, dễ kiếm soát và tránh được trạng thái lo âu, mệt mỏi ở mức thấp. Tuy nhiên nếu cứ mãi làm việc trong giới hạn bản thân, chúng ta sẽ giống như những con chuột hamster đang chạy bên trong một bánh xe tròn, chúng cứ chạy mãi, chạy mãi nhưng chẳng đi được tới đâu cả.

2. Không hành nếu chưa học.

Nếu ngưng học hỏi, chúng ta chỉ có thể giải quyết công việc với vốn kiến thức đã biết, đồng nghĩa là công việc của chúng ta sẽ mãi dậm chân tại chỗ mà thôi. Việc mở rộng kiến thức là điều rất cần thiết trên con đường đi đến thành công.

3. Không ngại học hỏi từ người giỏi hơn.

Xin lời khuyên từ người khác không phải là một điều dễ dàng. Chúng ta luôn tự đẩy mình vào suy nghĩ rằng họ làm được thì mình cũng làm được cùng với tư tưởng sợ bị lệ thuộc vào người khác, do đó chúng ta thường chọn cách tự xoay sở những rắc rối đó một mình.

4. Không quan tâm những thứ vặt vãnh.

Tập trung quá nhiều vào những chi tiết nhỏ sẽ làm bạn mất đi khả năng nhìn nhận mọi thứ có quan hệ với nhau như thế nào. Phần lớn cuộc sống của chúng ta xoay quanh những mối quan hệ giữa chúng ta với chính bản thân mình và với người khác. Lạc giữa vô vàn những thứ nhỏ nhặt của các mối quan hệ, chúng ta sẽ dễ dàng làm ảnh hưởng tới cái tổng thể lớn của cuộc sống.

5. Không làm nhiều việc một lúc.

Khi bạn làm nhiều việc một lúc, nghĩa là bạn đang tự làm giảm khả năng tập trung của mình vào một công việc cụ thể. Những người thành công thường chỉ phát huy hết khả năng của mình vào một công việc ở một thời điểm duy nhất.

6. Không bào chữa.

Điều quan trọng là chúng ta cần chấp nhận những vấn đề, vướng mắc tồn tại trong cuộc sống của mình, thay vì cứ cố tránh né và tự lừa dối bản thân về chúng.

7. Dám xin lời đánh giá từ người khác.

Những lời đánh giá, góp ý chân thành là thứ vô cùng quan trọng, nó có thể cho ta biết được cái nhìn về bản thân theo một hướng khác, khác với quan điểm mà ta tự đánh giá.

8. Hãy là chính mình.

Những người thành công, họ không đi theo cái bóng của bất kỳ ai để về tới đích, họ biết tự vạch ra cho mình còn đường riêng để đến được nơi họ muốn đến.