Con người chúng ta thường hối hận
Con người chúng ta thường hối hận, tiếc nuối về những cơ hội đã mất bằng câu "sớm biết thì….". Thực ra chúng ta hiểu rõ rằng, đánh mất và hối hận chẳng qua chỉ là cái đuôi vô dụng của những kẻ không thể vứt bỏ sĩ diện.
Đối với những kẻ vô dụng, sĩ diện lớn hơn cả trời, có thể chịu uất ức, có thể chịu khổ nhưng không thể đánh mất sĩ diện.
Quá nửa đời người, trải qua mọi thứ, chúng ta mới dần dần hiểu rằng, chỉ cần có đủ kết quả là được, quá trình phấn đầu dù thê thảm đến mấy cũng chẳng quan trọng.
Bởi nếu bạn không vứt bỏ sĩ diện đi cầu xin cơ hội, sẽ có người chớp lấy cơ hội ấy. So với sự vứt bỏ sĩ diện để cầu xin cơ hội, thì bỏ lỡ rồi hối hận mới là kết cục mà chúng ta khó lòng chịu đựng được nhất.
Bởi vậy, chúng ta tuyệt đối không được coi thường những người "mặt dày", da mặt càng dày, đường đi càng rộng.
01
Chết vì thể diện
Đứng trước hạnh phúc, thể diện không đáng một xu. Trong cuộc sống hiện thực, nhiều người thường nghĩ có thể diện là có tất cả, có thể diện mới đủ tự tin để ưỡn ngực, ngẩng cao đầu.
Thế nhưng người xưa lại có câu "chết vì thể diện, bệnh sĩ chết trước bệnh tim". Những người quá coi trọng thể diện, thường sẽ vì thể diện mà đánh mất những cơ hội tốt, hay thậm chí là cả sinh mạng của mình.
Tôi từng đọc được câu chuyện về một cậu sinh viên đại học năm thứ nhất cùng bạn bè tới quán rượu. Quán rượu đó có quy định rằng, nếu như có thể uống 6 cốc, mỗi cốc 300ml trong vòng 3 phút, sẽ được miễn toàn bộ chi phí dưới 1 triệu đồng.
Trước sự vỗ tay nhiệt liệt của bạn đồng học, cùng với những tiếng hét "cố lên, cố lên" ở xung quanh, cậu sinh viên năm thứ nhất tự tin đứng giữa sân khấu, uống liền 5 cốc.
Sau đó, cậu ta bước xuống bục, nôn khan vài tiếng, đồng thời xua xua tay ám chỉ "chỉ đến đây thôi". Nhưng, mọi người xung quanh càng hò hét to hơn, thậm chí không ít người mở sẵn điện thoại, chuẩn bị lưu lại khoảnh khắc kỳ tích huy hoàng ấy.
Và rồi, cậu sinh viên ấy quay lại uống tiếp cốc rượu định mệnh thứ 6. Vốn tưởng nắm phần thắng trong tay, cậu sinh viên đột nhiên cảm thấy cơ thể mất kiểm soát, chân run rẩy, đầu nghẹo sang một bên, ngã khụy xuống nền đất và không bao giờ tỉnh lại nữa.
Thể diện là da, tự trọng là xương. Trong cuộc sống, rất nhiều người đánh đồng thể diện và tự trọng, họ nghĩ rằng mất thể diện tức là đánh mất tự trọng.
Nhưng thực tế là, những người vì muốn được người khác khẳng định và ngưỡng mộ mà không ngừng mở rộng cuộc sống của mình, khiến đôi vai vống mỏng manh của bản thân phải gánh chịu quá nhiều gánh nặng thể diện.
Vậy nên, những người sống mệt mỏi không phải là sống vì lòng tự trọng mà là vì không thể vứt bỏ thể diện và tiếc nuối hư vinh.
02
Vứt bỏ thể diện, để có được nhiều hơn
Quá trình vứt bỏ thể diện có thể thê thảm. thế nhưng những gì có được sau khi vứt bỏ thể diện lại vô cùng nhiều. Đời người thực ra chỉ có ba việc: một là biết chọn như thế nào, hai là biết phải kiên trì như thế nào và ba là hiểu phải trân trọng như thế nào.
"Bánh từ trên trời rơi xuống" chẳng qua chỉ là một giấc mơ ngắn ngủi, chỉ khi bản thân thực sự đủ mạnh mẽ thì mới vĩnh viễn không mất thể diện. Bởi vậy, khi bạn buông bỏ thể diện, nỗ lực phấn đấu vì bản thân, cũng chính là để giữ lại thể diện tốt nhất cho chính mình.
Tôi có quen anh bạn tên Lương, làm trong nhà hát kịch, những năm gần đây, nhà hát kinh doanh lạnh lẽo, không đủ tiền chi trả phí thuê mặt bằng, anh Lương đành phải bôn ba kiếm việc khắp nơi.
Đúng lúc, đài truyền hình tỉnh cần tìm người dẫn chương trình, anh Lương vội vàng làm hồ sơ ứng tuyển. Bên đài truyền hình muốn thử anh Lương có sức chịu đựng không, liền dựng một cái tủ kính đặt giữa đoạn đường náo nhiệt nhất.
Họ yêu cầu anh Lương ngồi trong đó phát trực tiếp 48 tiếng đồng hồ, thi thoảng phải phối hợp biểu diễn theo các yêu cầu của khán giả theo dõi tiết mục.
Khán giả coi anh Lương như là con khỉ, lúc thì yêu cầu anh múa võ, lúc thì yêu cầu anh ca hát, nhảy múa, lúc thì yêu cầu hò hét… Anh Lương mặc dù khó chịu, nhưng vẫn cố cười trong nước mắt.
"Suýt chút nữa là tôi sụp đổ", anh Lương nói.
Cắn răng chịu đựng suốt hơn 48 tiếng đồng hồ, anh Lương cuối cùng cũng được nhận vào làm người dẫn chương trình của đài truyền hình tỉnh.
Một CEO của tập đoàn lớn từng nói rằng: "Thể diện là gì? Chúng tôi làm việc lớn chưa bao giờ cần đến thể diện. Chúng tôi có thể lột bỏ da mặt tức thể diện vứt xuống đất, giẫm đạp rồi nghêng ngang bỏ đi, chẳng thèm để ý tới".
Trong cuộc sống hiện thực, chúng ta bị hạn chế bởi thể diện, khiến nhiều việc chúng ta muốn làm nhưng lại không dám làm, rất nhiều việc không muốn làm nhưng bị ép phải làm. Ngày ngày đầu tắt mặt tối mà vẫn chẳng làm nên trò trống gì.
Ngược lại, những người thực sự thành công, họ không bao giờ sợ bị khinh thường. Họ tình nguyện bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất, từ những chỗ khổ nhất.
Họ sống chân thành, điềm nhiên và không để tâm tới suy nghĩ của người khác. Họ có thể vứt bỏ mọi sự ràng buộc, toàn tâm toàn ý hướng tới mục tiêu của mình, để giành lấy kết quả mà mình mong muốn.
Bởi vậy, muốn biết một người nào đó có trưởng thành và đi đúng quỹ đạo hay không, không thể xem người đó chém gió mạnh tới mức nào, thể diện cao đến bao nhiêu mà phải xem mặt người đó dày như thế nào và có thể vứt bỏ được bao nhiêu thể diện.
03
Làm người, mặt phải dày
Thể diện là tấm vải che mặt của những kẻ vô dụng, những người làm việc lớn, có bản lĩnh thực sự, chưa bao giờ họ quan tâm đến thể diện.
Bạn cái này ngại, cái kia ngại, vậy sao không ngại sống? Khi bạn không ngại với cuộc sống, với thế giới này, trưởng thành mới bội tăng từng ngày.
Con người sống ở đời, mặt phải dày, buông được, bỏ được, chơi được. Chỉ cần bạn đủ dũng cảm, thì dù gió đông, gió tây cũng không có gì đáng sợ.
Khoảng cách giữa bạn và thành công chẳng qua chỉ là mặt dày bước thêm một bước, chỉ cần bước thêm một bước đó, cuộc đời bạn ắt sẽ có sự thay đổi lớn.
Người trẻ hiện nay, ai cũng muốn được như Jack Ma, nhưng không thể không thừa nhận hơn 99% trong số đó không thể trở thành Jack Ma.
Sự thành công của Jack Ma không chỉ nhờ vào năng lực, cơ hội mà quan trọng là mặt phải dày hơn người khác.
Jack Ma lần đầu thi đại học, môn toán chỉ được 1 điểm (trên tổng số 100 điểm). Mọi người xung quanh cười nhạo ông, nhưng ông vẫn không hề do dự, đăng ký lớp ôn thi lại đại học.
Lần thi đại học thứ hai, ông chỉ được 19 điểm toán. Cha mẹ khuyên ông đừng thi nữa kẻo mất mặt, đi học nghề gì khác kiếm cơm. Nhưng Jack Ma vẫn mặt dày xin thêm một cơ hội nữa.
Lần thi đại học thứ ba, ông được 79 điểm môn toán, cuối cùng cũng đỗ vào đại học. Nếu như mặt không dày, có thể Jack Ma sẽ không bao giờ vào được đại học.
Sau này, khi sáng lập Alibaba, Jack Ma càng mặt dày hơn, ông đi cầu cạnh khắp nơi, quảng bá ý tưởng của mình, ông bị lườm nguýt và từ chối không biết bao nhiêu lần. Nếu như ông không mặt dày, Alibaba sẽ không thể thành công như ngày hôm nay.
Ai cũng hy vọng bản thân mình tích cực có bản lĩnh. Và cách tốt nhất để có được điều này đó là không quan tâm tới suy nghĩ của người khác, làm việc bằng cái đầu cứng và làm người bằng cái mặt dày.
Trong thế giới của người trưởng thành, không có cái gì là đúng sai thực sự, chỉ có tiêu chuẩn cá nhân. Nếu như lấy tiêu chuẩn của người khác áp đặt vào chính mình, ắt sẽ có ngày trở thành tứ bất tượng.
Nhưng nếu chúng ta biết rèn giũa khuyết điểm của mình dựa trên ý kiến của người khác, không phủ định ý niệm của mình chỉ vì sự bất giải của mọi người xung quanh, chúng ta chắc chắn sẽ nắm bắt được nhiều cơ hội hơn.
Bởi vậy, khi bạn có thể mặt dày chủ động giành lấy cơ hội cho mình, thành công sẽ ngày càng gần bạn hơn. Nhiều lúc, "mặt dày" còn là thủ đoạn để chúng ta sinh tồn.
Guevara từng nói: "Khi bạn biết thể diện là thứ không quan trọng nhất, tức là lúc bạn đã thực sự trưởng thành".
Đúng vậy, khi bản hiểu rằng, thể diện chẳng qua chỉ là lớp vỏ bọc bên ngoài, khi trái tim của bạn đủ mạnh mẽ để thoát khỏi lớn vỏ bọc ấy cũng chính là lúc bạn nắm giữ được nhiều cơ hội hơn.
Dù gì, những người quá giữ thể diện, chỉ vì sợ hãi mà tụt lại phía sau, chỉ vì tham vọng và hư vinh, mà ngày càng xa cách thành công.
Những người mặt dày, là những người dám vứt bỏ sĩ diện, nâng cao năng lực bản thân, mặc dù nhất thời bị người khác cười chê, nhưng cuối cùng lại trở thành người chiến thắng.
Bởi vậy, hãy vứt bỏ cái gọi là sĩ diện kia đi. Chạy theo cái gọi là sĩ diện ấy chỉ khiến bạn càng thêm mệt mỏi. Vứt bỏ áo giáp, nâng cao năng lực bạn thân mới giúp bạn sống căng, sống tràn và sống vui vẻ hơn.
Người trẻ ơi, xin hãy nhớ rằng chết vì thể diện chứ không chết vì mặt dày. Mặt dày mới là sự tài ba lớn nhất của con người.
Theo Pháp luật và bạn đọc
----------------------