10 VIỆC CẦN LÀM ĐỀ CẢI THIỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
10 VIỆC CẦN LÀM ĐỀ CẢI THIỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
1. Học cách lắng nghe
Không phải cứ nói hay, nói đúng là sẽ tạo ấn tượng tốt cho người khác. Đôi khi một người biết lắng nghe đối phương lại là điều quyết định việc người đó có dành thiện cảm cho mình hay không.
Lắng nghe sẽ khiến người khác cảm thấy được tôn trọng, muốn lắng nghe lại câu chuyện của họ. Vì thế, một người khéo ăn nói không chỉ cần nói hay mà còn biết lắng nghe khi giao tiếp.
2. Học cách tập trung vào một việc nhất định
Có vẻ như hơi bất lịch sự khi chỉ chú tâm vào điện thoại trong khi ai đó đang nói hay đi chơi cùng với họ.
Để khắc phục điều này bạn nên tạm dừng những trò tiêu khiển hay tránh xa thiết bị công nghệ để dành thời gian nhiều hơn trò chuyện và đó cũng là 1 cách hay để cải thiện khả năng giao tiếp của bạn.
3. Học cách nói ngắn gọn, rõ ràng
Tất nhiên khi diễn đạt ngắn gọn và rõ ràng sẽ giúp người nghe dễ hiểu, tuy nhiên điều này thì đặc biệt không thể thiếu khi bạn viết email. Đầu tiên, khi trao đổi qua email bạn nên giới thiệu sơ qua về bản thân (để họ biết bạn là ai), lí do gửi, thông tin cần truyền đạt, phần kết. Làm theo những phần trên bạn sẽ có một email khá đầy đủ và rõ ràng. Điều này tốt cho cả giao tiếp bằng lời hay bằng văn bản.
4. Học cách nói chậm rãi mà không gây khó chịu cho người nghe
Không ai có thể hiểu bạn nếu bạn nói với tốc độ tên lửa, bạn có thể truyền đạt rõ ràng thông tin của bạn nếu bạn nói chậm. Trong khi bạn có hàng triệu việc phải làm và bạn muốn thông điệp của bạn được truyền đạt rõ ràng trong lần đầu truyền đạt, giúp bạn không phải tốn thời gian giải thích lại cho bất cứ sự hiểu lầm nào.
Hãy nói chậm và ghi nó ra giấy. Bạn sẽ tốn nhiều thời gian hơn để hiểu suy nghĩ của bạn và qua đó nhận biết thông điệp khi bạn suy nghĩ.
5. Học cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Bạn muốn trao đổi một cách cởi mở, chia sẻ tuy nhiên bạn lại luôn khoanh tay lại trước ngực; bạn nói rằng bạn đang lắng nghe nhưng bạn vẫn chưa rời mắt khỏi điện thoại của mình. Đó là những ám hiệu không bằng lời hay cũng không được viết ra nhưng nó lại nói lên được rất nhiều thứ.
Ngôn ngữ cơ thể được thể hiện thông qua những cử chỉ, nét mặt, ánh mắt hay các hành động đi kèm khi bạn nói. Như trong một buổi phỏng vấn, thì đừng quên rằng bạn luôn giao tiếp ngay cả khi bạn không nói 1 từ nào vì chỉ cần thông qua ánh mắt hay cách bạn để tay, cử chỉ thì nhà tuyển dụng có thể đánh giá được phần nào về bạn.
6. Học cách thể hiện sự vui vẻ trên nét mặt và cử chỉ
Người giao tiếp cuốn hút bày tỏ cảm xúc của họ vô cùng hợp lý và chính xác. Thậm chí, họ có thể chuyển câu chuyện nhàm chán, vô vị nhất bằng một câu chuyện thực sự gây hứng thú. Bởi cử chỉ và nét mặt của họ thể hiện đúng tâm trạng của câu chuyện đang kể. Điều này giúp khơi gợi sự hứng thú đối với người đang nói chuyện cùng.
7. Học cách đặt câu hỏi
Bộ não của con người được bao bọc để thêm, chỉnh sửa, xóa các thông tin cơ bản theo cách chúng ta nhìn ra thế giới. Như kết quả, chúng ta thường hiểu sai người khác nói gì, bởi vì chúng ta thường phỏng đoán họ đang mắc phải tình huống giống như chúng ta đã trải qua.
Một trong những cách tốt nhất để giảm sự phỏng đoán này là hãy hỏi nhiều hơn. Và trong số những câu hỏi thì câu hỏi THẾ NÀO thường được hỏi nhiều hơn câu hỏi TẠI SAO? Hỏi “Tại sao” đẩy mọi người vào thế phòng thủ, hỏi “Như thế nào” giúp bạn hiểu hơn suy nghĩ và mong muốn của họ.
Để hiểu hơn và hiệu quả hơn khi đặt câu hỏi “như thế nào” trong môi trường làm việc, bạn cần tạo môi trường trao đổi mở giữa bạn và các đồng nghiệp khác.
8. Học cách để thấu hiểu đối tượng của bạn
Hầu hết mọi người đều vô thức tìm ra những mâu thuẫn và bất đồng, điều có thể dẫn đến một cuộc tranh cãi hơn là một cuộc nói chuyện bình thường. Những người giao tiếp cuốn hút và thú vị thường tìm kiếm sự đồng cảm với mọi người. Vì vậy, hãy thử tìm kiếm một thứ gì đó là điểm chung với người đang nói chuyện với mình. Điều này giúp bắt đầu một cuộc nói chuyện hấp dẫn, nhận được những cảm xúc tích cực.
9. Học cách kìm nén cảm xúc
Bạn đang bực bội về một việc làm, lời nói của ai đó, bạn sẽ rất dễ có ấn tượng không tốt và khó lòng cư xử một cách mềm mỏng, nhã nhặn với họ. Chính vì vậy, nghệ thuật giao tiếp tốt nhất là chưa nên tiếp xúc với họ vội. Hãy để khi cảm xúc của bạn lắng xuống, cơn giận tan đi, bạn sẽ tỉnh táo hơn để đánh giá, nhận xét mọi thứ một cách thực sự khách quan.
10. Học cách thêm thắt một chút hài hước
Có thể nói, hài hước là khả năng mà mỗi người nên có và nên cố gắng rèn luyện. Bởi hài hước sẽ giúp bạn thân thiện hơn với nhiều đối tượng, tạo thiện cảm ngay cả với những ai không thích bạn.
Nhưng bạn cũng cần hài hước có chừng mực và phải chú ý hoàn cảnh giao tiếp đang diễn ra sao cho phù hợp, không gây khó chịu hay tạo cảm giác nhạt nhẽo với người nghe.
Cre: VD
----------------------
👉