Sửa chữa bảo dưỡng động cơ điện các loại

Cơ điện HUẾ HƯƠNG chuyên: - Quấn mới, sửa chữa động cơ điện, mô tơ điện các loại.... - Máy phát điện. - Nồi cơm điện, quạt điện.... - Nhận làm kích điện

Nhận làm mạch invert 12 ra 220V, mạch kích cá công suất theo yêu cầu

Công suất 1000W: Đánh bắt cá trên thuyền (sông, ao, hồ...).

Nhận lắp đặt tủ điện bảng điện

Sửa chữa thay thế lắp mới bảng điện tủ điện điều khiển động cơ

Bán Ronha kiểm tra roto

Ronha thiết bị không thể thiếu thợ điện cơ. Bán phân phối toàn quốc

Bán sách, sơ đồ quấn các loại động cơ, tài liệu

Sách kinh nghiệm ghi chép tất cả các sơ đồ động cơ, máy phát điện từ đơn giản đến phức tạp, sách được ghi từ số liệu thực tế, dữ liệu được scan lại

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2023

Hướng dẫn note khi simualation trong TIA portal

 Hướng dẫn note khi simualation trong TIA portal

Khi bạn tạo 1 project mà khi simulation lên có dòng thông báo như ảnh (1) thì có thể nhấn OK và tiếp tục mô phỏng. Nhược điểm là sau khi tắt project đi và mở lại mà simulation lại tiếp tục báo lỗi.
Hoặc có những máy sẽ ko có thông báo như ảnh 1 mà là ảnh (2) 'Main [OB1]' cannot be simulated. If the block is a library block, use a library with simulation support. Otherwise, select the option "Support simulation during block compilation" in the project properties and recompile the block.
Để khắc phục tình trạng trên các bạn làm theo ảnh số bạn( mở Propertie của project lên. và chọn như hình (4)



Những phím tắt để tô màu cho chữ và ô trong Excel

 

Bạn đang đau đầu và bối rối vì những dữ liệu bị trùng lặp trong Excel? Bạn muốn làm nổi bật nội dung đáng chú ý? Vậy thì tại sao chúng mình không thử tô màu chúng lên nhỉ. Bài viết sau đây tổng hợp các công thức tô màu theo điều kiện trong Excel nhanh, tự động chắc chắn sẽ giúp ích bạn nhiều đấy!

II. Các ví dụ điều kiện tô màu trong Excel

Bài viết được thực hiện trên laptop HP Pavilion hệ điều hành Windows 10 và phiên bản Excel 2016. Bạn có thể thực hiện thao tác tương tự trên laptop, PC chạy hệ điều hành Windows và macOS.

I. Cách đổi màu ô Excel theo điều kiện

Phụ kiện SALE to đến 50%, click ngay!

1. Hướng dẫn nhanh

Bôi đen vùng cần tô màu > Chọn Conditional Formating > Chọn New Rule... để tạo định dạng mới > Chọn Use a forfmula to determine which cells to format > Nhập công thức vào ô Format values where this formula is true > Chọn Format > Chọn mục Fill > Chọn màu > Nhấn OK > Hoàn thành!

2. Hướng dẫn chi tiết

Bước 1: Bôi đen vùng dữ liệu bạn cần tô màu.

 Bôi đen vùng dữ liệu bạn cần tô màu

Bôi đen vùng dữ liệu bạn cần tô màu

Bước 2: Chọn Conditional Formatting để bắt đầu định dạng có điều kiện.

Chọn Conditional Formatting để bắt đầu định dạng có điều kiện

Chọn Conditional Formatting để bắt đầu định dạng có điều kiện

Bước 3: Chọn New Rule… tạo định dạng mới theo nhu cầu của bạn.

Chọn New Rule… tạo định dạng mới theo nhu cầu của bạn

Chọn New Rule… tạo định dạng mới theo nhu cầu của bạn

Bước 4: Chọn Use a formula to determine which cells to format trong phần Select a rule type.

Chọn Use a formula to determine which cells to format trong phần Select a rule type.

Chọn Use a formula to determine which cells to format trong phần Select a rule type.

Bước 5: Tại ô Format values where this formula is true, bạn tiếp tục nhập công thức muốn dùng để định dạng tô màu cho ô.

Ví dụ: để tô màu ô xen kẽ, ta dùng công thức = MOD(ROW()/2,1)>0.

Tại ô Format values where this formula is true, nhập công thức để định dạng tô màu cho ô

Tại ô Format values where this formula is true, nhập công thức để định dạng tô màu cho ô

Bước 6: Chọn Format.

Chọn Format

Chọn Format

Bước 7: Chọn mục Fill để lựa chọn màu cho ô.

Chọn mục Fill để lựa chọn màu cho ô

Chọn mục Fill để lựa chọn màu cho ô

Lưu ý: Bạn có thể lựa chọn màu sắc tùy thích bằng cách chọn More colours…

Bước 8: Nhấn OK và hoàn thành!

Nhấn OK

Nhấn OK

Kết quả sau khi thực hiện tô màu ô theo điều kiện!

Hoàn thành

Hoàn thành

XEM NGAY bộ phần mềm chính hãng, sử dụng thả ga tại Thế Giới Di Động:

II. Các ví dụ điều kiện tô màu trong Excel

1. Công thức so sánh các giá trị

Khi thao tác trên Excel, ắt hẳn không ít lần chúng ta muốn so sánh giá trị của một ô trong cột này với một ô trong cột khác. Trong trường hợp này, mình khuyên các bạn nên dùng những công thức theo bảng dưới đây:

Điều kiện

Ví dụ công thức

Tương đương với

=$B2=10

Không bằng

=$B2<>10

Lớn hơn

=$B2 >10

Lớn hơn hoặc bằng

=$B2>=10

Ít hơn

=$B2<10

Ít hơn hoặc bằng

=$B2<=10

Giữa

=AND($B2>5, $B2<10)

Để các bạn dễ hình dung, dưới đây sẽ là một ví dụ áp dụng công thức lớn hơn.

Giả như để làm nổi bật tên những sản phẩm trong cột A có số lượng hàng tồn kho lớn hơn 0 ở cột C. Bạn hãy chọn toàn bộ bảng A ($A$2 : $E$8) và nhập công thức =$C2>0 để làm nổi bật các hàng dựa trên giá trị của cột C.

Chọn toàn bộ bảng A ($A$2 : $E$8) và nhập công thức =$C2>0

Chọn toàn bộ bảng A ($A$2 : $E$8) và nhập công thức =$C2>0

Kết quả nhận được:

Kết quả

Kết quả

2. Hàm AND và OR

Trong trường hợp bạn muốn định dạng tô màu theo hai hay nhiều điều kiện khác nhau thì hàm =AND hoặc =OR sẽ là một công cụ hỗ trợ tuyệt vời đấy! Ngoài ra, một lưu ý nhỏ là hai hàm này đều có thể dùng cho văn bản và chữ số nhé.

Điều kiện

Công thức

Chi tiết

Nếu muốn xảy ra đồng thời hai điều kiện

=AND($B2<$C2, $C2<$D2)

Định dạng các ô nếu giá trị trong cột B nhỏ hơn cột C, và nếu giá trị trong cột C nhỏ hơn trong cột D.

Nếu muốn một trong các điều kiện xảy ra

=OR($B2<$C2, $C2<$D2)

Định dạng các ô nếu giá trị trong cột B nhỏ hơn cột C, hoặc nếu giá trị trong cột C nhỏ hơn trong cột D.

Ví dụ để tô màu loại hàng hóa có số lượng tồn kho lớn hơn 0 và được mua ở Huế, ta sẽ dùng công thức =AND($C2>0, $E2=”Huế”).

Dùng công thức =AND($C2>0, $E2=”Huế”).

Dùng công thức =AND($C2>0, $E2=”Huế”).

Dùng công thức =AND($C2>0, $E2=”Huế”).

Kết quả thu được:

Kết quả thu được

Kết quả thu được

XEM NGAY các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, các mã giảm giá, mã khuyến mãi HOT tại Thế Giới Di Động trong tháng 7:

3. Công thức giá trị trên hoặc dưới trung bình

Nếu bạn dùng Excel cho việc tạo dựng các bảng thống kê thì chắc hẳn không ít lần các bạn có nhu cầu định dạng dữ liệu theo một mức trung bình nào đó. Để thực hiện được thao tác này, bạn hãy sử dụng hàm AVERAGE().

Ví dụ để tô màu các ô có doanh thu bán hàng thấp hơn mức trung bình, ta sẽ dùng công thức =$D2

Dùng công thức

Dùng công thức

III. Định dạng có điều kiện cho ô trống

Để định dạng cho ô trống, ta lần lượt chọn “Format only cells that contain” > “Blanks”.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mà một số ô tương ứng với cột cần định dạng trống hoặc không trống. Trong trường hợp trên, hãy sử dụng các công thức Excel:

  • Công thức cho khoảng trống: =$B2=””– định dạng các ô / hàng đã chọn nếu ô tương ứng trong Cột B trống.
  • Công thức cho không khoảng trống: =$B2<>””– định dạng các ô / hàng đã chọn nếu một ô tương ứng trong Cột B không trống.

Trên đây là bài viết tổng hợp công thức tô màu theo điều kiện trong Excel nhanh, tự động. Hy vọng thông qua bài viết bạn đã có cho mình những kiến thức bổ ích. Chúc bạn thao tác thành công và đừng quên chia sẻ bài viết lí thú này với mọi người nữa nhé!

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2023

Sửa lỗi "You need permission to perform this action" Windows 10,11

 

Lỗi "You need permission to perform this action" ở trên máy tính Windows 10, 11 là một trong những lỗi gây ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm, cản trở công việc cũng như nhu cầu giải trí của người dùng. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn một số cách để khắc phục lỗi này một cách đơn giản và nhanh chóng.

3. 5 cách khắc phục lỗi "You need permission to perform this action"

1. Dấu hiệu của lỗi" You need permission to perform this action"

Lỗi "You need permission to perform this action" thường đi kèm với các thông báo lỗi dưới đây:

Windows 10 Access Denied administrator: Thông báo không có quyền quản trị viên máy tính

Folder Access Denied You need permission to perform this action: Thông báo không có quyền truy cập vào tệp.

Thông báo không có quyền truy cập

Thông báo không có quyền truy cập

Can’t delete file Access Denied: Thông báo không thể xóa được tệp.

Thông báo không thể xóa được tệp

Thông báo không thể xóa được tệp

File Access Denied copy paste, rename: Thông báo không thể sao chép, thay đổi tên của tệp.

 Thông báo không thể sao chép, thay đổi tên của tệp

Thông báo không thể sao chép, thay đổi tên của tệp

File Access Denied external hard drive, USB: Thông báo không thể truy cập vào tệp trong ổ cứng di động, USB.

Thông báo không thể truy cập vào tệp trong ổ cứng di động, USB

Thông báo không thể truy cập vào tệp trong ổ cứng di động, USB

File Access Denied Cannot take ownership: Thông báo không thể lấy quyền sở hữu một tệp hay một thư mục nhất định.

Không thể lấy quyền sở hữu một tệp hay một thư mục nhất định

Không thể lấy quyền sở hữu một tệp hay một thư mục nhất định

2. Nguyên nhân lỗi "You need permission to perform this action"

Một số nguyên nhân gây ra lỗi có thể kể đến như:

- Do Windows 10,11 yêu cầu người dùng sử dụng quyền admin để xóa, sửa đổi một file quan trọng nào đó.

- Do bạn đang cố sửa một thư mục quan trọng của máy tính, có thể ảnh hưởng đến hệ điều hành.

- Có phần mềm bên thứ ba nào đó cố ý can thiệp quá sâu vào hệ thống nên bị chặn.

Lỗi chủ yếu bắt nguồn từ việc phần mềm thiếu quyền truy cập

Lỗi chủ yếu bắt nguồn từ việc phần mềm thiếu quyền truy cập

Xem thêm: Hướng dẫn 8 cách khắc phục lỗi Task Host Window đơn giản, chi tiết

3. 5 cách khắc phục lỗi "You need permission to perform this action"

Thay đổi chủ sở hữu của thư mục

Bước 1: Nhấn chuột phải vào tệp không truy cập được > Chọn Properties.

Bấm vào Properties

Bấm vào Properties

Bước 2: Trong tab Security và mục Group and user names > Chọn Administrator > Nhấn vào mục Advanced.

Chọn vào Advanced ở mục Security

Chọn vào Advanced ở mục Security

Bước 3: Nhấp chọn Change trong phần Owner.

Bấm vào Change để tiếp tục

Bấm vào Change để tiếp tục

Bước 4: Trong cửa sổ Select user or group > Nhấp vào nút Advanced.

Chọn vào Advanced để tiếp tục

Chọn vào Advanced để tiếp tục

Bước 5: Nhấp vào Find now và chọn xem nhóm người dùng nào sẽ có quyền truy cập đầy đủ vào máy tính của bạn. Sau khi chọn xong, nhấp vào OK để đóng cửa sổ này.

Bấm Find Now và chọn người dùng

Bấm Find Now và chọn người dùng

Bước 6: Trong tab Permissions, bạn nhấn vào nút Add.

 Chọn Add để tiếp tục

Chọn Add để tiếp tục

Bước 7: Nhấp vào Select a principal.

Chọn Select a principal

Chọn Select a principal

Bước 8: Lặp lại các Bước 5 và 6 để chọn người dùng hoặc nhóm mà bạn muốn sử dụng.

Bước 9: Trong cửa sổ Type đặt thành Allow và chọn tùy chọn Full control. Sau đó bấm vào OK để lưu các thay đổi.

 Chọn Full control và xác nhận

Chọn Full control và xác nhận

Sau khi thực hiện các bước này, bạn sẽ có đủ quyền sở hữu đối với tệp đã chọn và bạn sẽ có thể chỉnh sửa tệp mà không gặp phải bất kỳ hạn chế nào.

Sử dụng Command Prompt để thay đổi quyền sở hữu

Bước 1: Mở Command Prompt nâng cao bằng cách nhập CMD vào hộp tìm kiếm và chọn Run as Administrator.

Mở CMD dưới quyền Admin

Mở CMD dưới quyền Admin

Bước 2: Nhập lệnh "takeown /f /r /d y" và nhấn Enter. Ở đây bạn xoá phần path_to_the_folder và tiến hành nhập đường dẫn đến thư mục muốn chọn. Bằng cách này bạn sẽ được cấp quyền sở hữu đối với thư mục hoặc tệp mà mình đã chọn.

 Thay phần path_to_the_folder thành đường dẫn đến thư mục bạn muốn

Thay phần path_to_the_folder thành đường dẫn đến thư mục bạn muốn

Bước 3: Tiếp theo bạn nhập lệnh "/grant administrators:F /T" và nhấn Enter để chạy nó.

 Nhập tiếp lệnh này để hoàn thành nhé

Nhập tiếp lệnh này để hoàn thành nhé

Bạn sẽ được cấp toàn quyền kiểm soát thư mục dành cho nhóm quản trị viên sau khi lệnh được thực hiện. Nếu bạn muốn cấp quyền kiểm soát hoàn toàn đó cho bất kỳ người dùng hay nhóm người dùng nào khác, bạn chỉ cần nhập tên của người dùng hay nhóm đó vào.

Khởi động vào Safe Mode

Bước 1: Gõ lệnh msconfig vào khung Search trên thanh Taskbar để mở System Configuration.

Gõ msconfig để tiếp tục

Gõ msconfig để tiếp tục

Bước 2: Trong tab Boot > Tích vào ô Safe boot > Sau đó nhấn OK để hoàn tất.

Chọn Safe boot sau đó OK

Chọn Safe boot sau đó OK

Bước 3: Sau khi khởi động lại máy tính, laptop xong, bạn có thể khắc phục sự cố liên quan đến phần cứng, phần mềm và hệ điều hành,... ở chế độ Safe Mode.

XEM NGAY các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, các mã giảm giá, mã khuyến mãi HOT tại Thế Giới Di Động:

Thay đổi quyền bảo mật mà không thay đổi quyền sở hữu

Bước 1: Nhấn chuột phải vào tệp không truy cập được > Chọn Properties.

Bấm vào phần Properties

Bấm vào phần Properties

Bước 2: Nhấp vào tab Security rồi click vào Edit.

Chọn Edit ở phần Security

Chọn Edit ở phần Security

Bước 3: Nhấp vào nút Add.

Bấm vào Add để thêm

Bấm vào Add để thêm

Bước 4: Trong mục Enter the object name to select hãy nhập tên tài khoản người dùng của bạn và bấm vào Check Names.

 vào Check Names

vào Check Names

Bước 5: Nhấp vào Find Now > Chọn nhóm hoặc người dùng mong muốn từ trường kết quả tìm kiếm và nhấp vào OK để lưu thay đổi.

Chọn người dùng sau đó bấm OK

Chọn người dùng sau đó bấm OK

Bước 6: Chọn tài khoản mong muốn trong mục Group or user names. Bây giờ trong phần Permissions ở phía dưới, hãy chọn tùy chọn Full control trong cột Allow. Nhấp vào Apply và sau đó là OK để tiến hành lưu thay đổi.

Chọn Full Control và xác nhận

Chọn Full Control và xác nhận

Chạy lệnh quét SFC

Bước 1: Mở Command Prompt nâng cao bằng cách nhập CMD vào hộp tìm kiếm và chọn Run as Administrator.

Mở CMD

Mở CMD

Bước 2: Nhập lệnh "sfc / scannow" > Nhấn Enter để chạy lệnh.

Nhập lệnh sfc / scannow để hoàn tất nhé!

Nhập lệnh sfc / scannow để hoàn tất nhé!

Khi quá trình quét hoàn tất, SFC sẽ cố gắng tự động khắc phục mọi sự cố đã xác định.