KHÔN & DẠI!
KHÔN & DẠI!
Trong xã hội hiện nay khôn quá cũng chết, dại quá cũng chết. Vừa khôn, vừa dại, hiểu đời thì kiểu gì cũng sống.
Bởi vì :
“Khôn ngoan lắm thì oan trái nhiều”.
Tại sao phải vừa dại vừa khôn ?
Bởi vì dại cho nên mới không nhìn thấy những cái lợi trước mắt nhưng chính vì thế mà lại tránh được những hệ luỵ phiền phức và tai họa về sau. Khôn là để biết thế nào là giới hạn để biết dừng khi đủ, mặc kệ dòng đời mặc kệ lòng người, ta cứ là ta thôi.
Ai sống ở trên đời rồi cũng phải để lại những va vấp, từ dại khờ đến khôn khéo theo tháng năm, điều đó là hiển nhiên vì trong cuộc sống bất kể cái gì cũng phải đóng học phí. Ở đời này không có cái gì là miễn phí cả.
Ở đời trong khôn có dại, trong dại có khôn. Nhân tính không bằng trời tính. Khôn vừa thì sống, khôn quá hoá dại là chết .
Từ trước đến nay người ta cứ bảo: "thánh nhân đãi kẻ khù khờ" không phải đâu người khù khờ chất phác hiền lành họ luôn biết mình biết người, thậm chí họ chịu thiệt hơn người khác. Mỗi lần họ thiệt là họ lại xây dựng được thêm một chút lòng tin ở bạn bè, ở xung quanh. Chính lòng tin ấy là nền tảng để họ gặp được những cơ duyên, vận may và thành đạt trong cuộc đời.
Nhiều khi nên nhận phần dại để đổi lấy bình yên và như thế cũng có nghĩa là đủ, người ta có thể khó chịu vì mình dại nhưng cái được của sự dại dột đó nhiều khi lại còn hơn cái được khi người ta khôn.
Ở đời phải có cả hai, chúng luôn cân bằng cho nhau không có cái nào nhiều hơn cái nào. Chỉ cần đủ chứ không cần nhiều, cả hai thứ khôn và dại.
Bởi thế người xưa mới có câu :
"Khôn nỗi lọc lừa... ấy khôn dại
Dại nỗi thật thà... ấy dại khôn".
Theo: Tuệ Phong
Tranh minh họa: Rene Magritte
----------------------
👉