Thế hệ sinh 9X đầu tiên đã chính thức bước vào độ tuổi 30 trong năm 2020.
Đối với một người, kiếm tiền quan trọng, tiết kiệm tiền cũng quan trọng, duy trì giá trị bản thân lại càng quan trọng hơn, bởi đó là những nhân tố giúp bạn tự do.
Thế hệ sinh 9X đầu tiên đã chính thức bước vào độ tuổi 30 trong năm 2020.
22 tuổi, khi mới tốt nghiệp, cảm thấy tuổi 30 còn rất xa vời, 30 tuổi, chắc "mình" có nhà có xe riêng rồi, công thành danh toại rồi.
Có vài điều tôi muốn viết cho tuổi 30:
1. Chấp nhận mọi chi phí chìm
Chi phí chìm, hiểu đơn giản là những điều đã xảy ra và không thể thay đổi được bởi bất kỳ quyết định nào trong hiện tại và tương lai.
Sống ở đời, không phải cứ bỏ ra là sẽ thu lại được. Thông qua kinh nghiệm lập công ty năm 28 tuổi, tôi đã rút ra được kết luận này. Nhiều khi, rõ ràng là bạn đã nỗ lực bỏ ra rất nhiều, nhưng thu lại được ngược lại lại vô cùng ít. Không trách bản thân ngốc, cũng không trách vận may không tốt, tâm thái không tốt, thay vào đó, cảm ơn những kinh nghiệm này, chấp nhận mọi chi phí chìm ấy.
Tôi từng đi phỏng vấn cho hàng chục công ty trong hơn 4 tháng trời, rồi mới vào được một công ty lý tưởng. Hàng chục công ty, 4 tháng, chính là chi phí chìm.
Tô cũng từng tự làm riêng, được 3 tháng thì giải tán, nợ nần hàng trăm triệu, nhiều tháng sau mới trả được hết sạch nợ, hết nợ rồi lại làm lại từ đầu. Những kinh nghiệm đau đớn đó cũng là chi phí chìm.
Nhưng chúng ta cần phải học được cách chấp nhận nó, không oán than, không hối tiếc và cũng đừng cảm thấy không can tâm.
Bởi nó giúp chúng ta bồi dưỡng nên năng lực tư duy độc lập, giúp chúng ta lựa chọn được con đường thích hợp cho mình.
Ít nhất nhờ 4 tháng tìm việc, sau này tôi không còn lựa chọn nhầm công việc nữa, cũng không có công ty nào tôi không vào được.
Ít nhất thông qua lần khởi nghiệp thất bại và nợ nần chồng chất kia, tôi tìm ra được phương pháp kiếm tiền khác tối ưu hơn, cũng thuần thục hơn trong quản lý nhân viên.
Chi phí chìm có thể không đem lại cho chúng ta thành công, nhưng nó đem lại cho ta tư duy sâu sắc, rồi dần dần đúc kết nên kinh nghiệm, và là bảo chứng cho lần sau thành công.
30 tuổi, bạn không biết mình sẽ ra sao. Tôi cũng gặp phải rất nhiều trường hợp nỗ lực bỏ ra nhưng lại chẳng thu được gì, nhưng bất kể ra sao, chấp nhận các chi phí chìm là phương pháp tốt nhất giúp người trưởng thành bớt phàn nàn, ca thán hay thất vọng với mình.
2. Chuẩn bị đủ tiền để ít nhất có thể sống được 3 tháng
Tiền rất quan trọng. Có tiền, bạn quả thực có thể làm được rất nhiều việc, nhưng không có tiền quả thực rất khó đi.
Bạn muốn tự do, cần phải chuẩn bị cho mình đủ tiền, ít nhất có thể giúp bạn sống được 3 tháng, vậy là bạn có thể tự do rồi.
Nhiều khi ta không cần quá nhiều tiền, chỉ cần đủ để xoay chuyển tình thế là đủ để tự do rồi.
Trước đó, tôi luôn thấy kiếm tiền quá dễ dàng, thăng chức cũng đơn giản, nên không quá trân trọng tiền bạc.
Nhưng tới khi tự mình khởi nghiệp rồi mới hiểu ra, mỗi một đồng tiền không hề dễ kiếm.
Nhiều người thành lập công ty, thực ra, cuộc sống còn không bằng nhân viên, bởi vì muốn doanh nghiệp trở nên đáng tiền, bạn cần phải chịu được sự nghèo khổ, nhiều khi công ty còn chưa kịp đáng tiền đã phải giải tán rồi.
Tóm lại là tôi cho rằng, bất kể là đối với một công ty, hay với một người, kiếm tiền quan trọng, tiết kiệm tiền cũng quan trọng, duy trì giá trị bản thân lại càng quan trọng hơn, bởi đó là những nhân tố giúp bạn tự do.
3. Thử làm những điều khác biệt
Cách đây không lâu, tôi có đọc được câu nói này: "Nếu bạn cảm thấy mình hiện tại sống không như ý muốn, chi bằng thay đổi tư duy đi thử thách bản thân một chút, làm những chuyện khác biệt, có lẽ mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn."
Tôi rất đồng tình với điều này. Khi còn làm việc ở doanh nghiệp, mặc dù không phải lo cơm ăn áo mặc, nhưng tôi luôn cảm thấy thiếu đi chút trải nghiệm gì đó, muốn thử thách mình với việc khởi nghiệp, kinh doanh.
Vì vậy mà tôi lựa chọn rời công ty hiện tại, ra mở công ty riêng. Có lẽ một ngày nào đó, công việc khởi nghiệp không thuận lợi, không vui vẻ, không cho ra được thành tựu gì, tôi sẽ lựa chọn công việc khác, đi trải nghiệm một cuộc đời khác. Bởi lẽ con người về bản chất là nên vui vẻ, mọi điều khiến bạn không vui đều đang dần dần ăn mòn bạn, không có gì đáng để chịu đựng, và cũng không có tình huống nào đáng để bạn phải quá lo lắng cả.
Con người ta sẽ dần dần tiếp nhận bản thân mình qua các quá trình trải nghiệm khác nhau. Nếu 30 rồi mà vẫn thấy cuộc sống của mình nhạt nhẽo, vậy bạn có thể đi làm một điều gì đó khác biệt, rồi dần dần hiểu mình, tiếp nhận mình.
30 tuổi, thất nghiệp, chưa kết hôn, chưa có tài khoản tiết kiệm, không có phương hướng, chẳng có gì đáng sợ cả, đáng sợ là bạn vì tuổi tác mà nảy sinh ra sự giới hạn trong tâm lý, đánh mất đi đam mê và nhiệt huyết với cuộc sống!
----------------------