Khởi nghiệp hầu hết đều thất bại nếu không biết 7 điều này
Khởi nghiệp hầu hết đều thất bại nếu không biết 7 điều này
Người khởi nghiệp thì nhiều nhan nhản, còn người khởi nghiệp thành công thì lại cực hiếm. Hầu hết là làm 2 - 3 năm rồi sập tiệm. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó để bạn tránh.
1. Không đủ các nguồn lực tài chính
Hầu hết những người khởi nghiệp không dự trù hết tất cả các loại kinh phí. Khiến cho các khoản chi phí đội lên ngoài sức kiểm soát. Tình trạng này dẫn đến vay nợ. Rồi vòng xoáy vay nợ này nhấn chìm hết ước mơ và hoài bão của họ. Để rồi phá sản.
Cho dù bạn đã dự trù hết tất cả các loại kinh phí trong đầu bạn vẫn phải cần một bản kế hoạch chi tiết cho toàn bộ. Và nhờ những người đã có kinh nghiệm xem xét để góp ý. Nếu bạn là người khởi nghiệp nhỏ, bạn phải chuẩn bị đủ nguồn lực tài chính ít nhất cho 6 tháng hoạt động để chờ đến khi sản sinh ra lợi nhuận. Nếu không chắc chắn sự phá sản sẽ ập đến vì bạn không đủ tài chính để duy trì.
Bạn cần chuẩn bị cả một quỹ dự phòng cho trường hợp không bán được hàng như ý muốn. Và giảm thiểu tiền cho các khâu như: Hàng tồn kho, chi phí kho bãi, … Tối ưu hóa chi phí tuyển dụng nhân sự, hãy cho một người đảm nhận nhiều việc thay vì tuyển quá nhiều người.
2. Không đủ kiến thức
Có thể kiến thức chuyên môn bạn có, nhưng để khởi nghiệp thành công cần phải có kiến thức và kỹ năng kinh doanh như: Bán hàng, Marketing, Quản lý nhân sự, ...Vậy nên bạn bắt buộc phải trau dồi hoặc tìm những người mạnh về điều đó để hợp tác.
Rất nhiều người phải đi làm công ty để học được hệ thống quy trình rồi sau đó mới ra triển khai được. Nếu không thất bại sẽ nằm trong lòng bàn tay.
Cho dù bạn không làm. Nhưng nhất định bạn phải nắm được quy trình để quản lý sự hiệu quả, tránh bị nhân viên qua mặt. Hãy học về cách marketing, quảng cáo, bán hàng, telesales, … Có rất nhiều lớp Online và khóa học dạy hiện nay.
Chính vì vậy, Phúc Tài Chính luôn khuyên các bạn trẻ đừng ngại thử sức tất cả các công việc. Đó luôn là những trải nghiệm, kiến thức quý báu. Đừng chê lương thấp mà không làm. Đừng chỉ nhìn vào tiền mới gắng sức. Khi bạn còn trẻ, làm để học hỏi chứ không chỉ vì tiền.
3. Không đủ kiên trì
Sự kiên trì là điều bắt buộc phải có khi khởi nghiệp. Khởi nghiệp không khác gì bạn nuôi trồng một cái cây. Không phải trong một sớm một chiều mà đơm hoa kết trái ngay được. Không phải bạn bơm chất kích thích vào mà lớn ngay được, hoặc có lớn nhanh nó cũng sập. Nhất định phải cần thời gian.
Có vô số người khởi nghiệp hỏng ở điều này. Thúc ép hệ thống bán hàng, thúc ép doanh số nhân viên quá mức, cuối cùng họ nghỉ việc, lại phải tuyển dụng lại.
Bạn phải cần xác định từ 6 tháng đến 3 năm để có một công ty đi vào ổn định. Già néo đứt dây. Hãy luôn nhớ kỹ điều này.
4. Không kiểm tra trước nhu cầu khách hàng
Nhiều startup thành lập với các ý tưởng vô cùng độc đáo, sáng tạo thế nhưng trong đó có một số ý tưởng lại không phù hợp hay không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Trên thực tế, khách hàng rất ngại thử những sản phẩm mới của một công ty không có tên tuổi, chưa được xác nhận gì về uy tín.
Chính vì vậy, nếu sản phẩm hay dịch vụ của bạn quá mới lạ, chưa từng có trước đây, bạn có thể “làm thân” với khách hàng bằng cách chạy thử các chương trình thăm dò thị trường và sau đó điều chỉnh lại sản phẩm chính thức cho phù hợp với những người dùng phù hợp.
Rất nhiều start up không làm bước kiểm tra nhu cầu khách hàng này mà tự tin tung ra sản phẩm hàng loạt luôn. Cuối cùng vốn bỏ ra rất nhiều nhưng không bán được hàng. Vậy nên khi bắt tay vào khởi nghiệp, điều bạn đầu tư tiền bạc, thời gian, công sức vào việc kiểm tra nhu cầu khách hàng đầu tiên. Xem họ có quan tâm và sẵn sàng chi tiền cho sản phẩm của bạn không. Từ đó quyết định mức đầu tư là bao nhiêu. Vô số người kinh doanh bị tồn đọng hàng do nhập quá nhiều và nhập sai mặt hàng khách hàng có nhu cầu.
Hãy luôn nhớ rằng, kinh doanh thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, người khác làm được chưa chắc bạn đã làm được. Người khác bán được nhiều nhưng bạn không bán được là chuyện bình thường. Nên nhất định phải kiểm tra nhu cầu khách hàng trước khi bắt tay vào làm bất cứ điều gì.
5. Làm theo đam mê không phải thứ thị trường cần
Rất nhiều người thất bại ở điều này. Họ thích thứ gì đó là họ bán thứ đó. Nhưng có rất nhiều sở thích của chúng ta người khác lại không cần. Nó không giúp cho cuộc sống của họ đi lên, nên họ không trả tiền mua thứ đó. Vì vậy không bán được hàng. Nên sẽ thất bại là điều đương nhiên.
Làm điều gì cũng cần phải mang ý nghĩa phục vụ được người khác. Nếu không chăc chắn thất bại. Vô số ý tưởng hay đều bị chết rụi chỉ vì là thứ viển vông không sát thực tế. Kinh doanh khởi nghiệp tuyệt đối không có chỗ dành cho cảm xúc. Nhất định phải đo bằng lý trí và con số thực tế. Vậy nên có rất nhiều người đi theo đam mê nhưng thất bại là vì lẽ đó.
6. Không có khả năng lãnh đạo, không giữ được người tài
Muốn làm thành công, nhất định xung quanh bạn phải có đội ngũ tài năng, cùng chung sức xây dựng. Họ nguyện đi cùng bạn, sát cánh cùng bạn. Tuyệt đối không phải người đi làm chỉ kiếm vài đồng lương. Cũng tuyệt đối không phải người vào làm chỉ nhằm mục đích nào đó rồi ra đi: như làm tạm chờ cơ hội, cho CV đẹp lên, … Bạn phải lựa chọn hết sức cần thận để gọi được người tài về làm cùng mình và cần đủ tâm, đủ tầm giữ họ lại.
Người tài là tài sản quý của doanh nghiệp. Bởi bất cứ điều vĩ đại nào cũng được xây nên từ chất xám và nỗ lực của con người. Vậy nên bản thân bản phải nỗ lực để giữ được họ.
7. Mâu thuẫn nội bộ của những người sáng lập
Mâu thuẫn từ những người sáng lập luôn là nguyên nhân dẫn đến phá sản đáng tiếc nhất. Nhưng lại phổ biến nhất trong các doanh nghiệp Việt Nam do kỹ năng làm việc nhóm kém. Nhiều hình thức hợp tác theo bản năng, theo sự tin tưởng tình cảm cá nhân mà không rõ ràng con số, tỷ lệ ăn chia.
Những ngày đầu khó khăn ai cũng chung sức làm, đến khi thành công lại đổ máu vì ai cũng đòi nhận phần hơn, hay có người có những thủ đoạn lấy tiền công sức chung. Cuối cùng tan rã. Vừa mất bạn, vừa mất tiền.
Nếu bạn đang có ý định hợp tác với ai để làm, phải chốt rõ ràng với nhau về con số rồi mới bắt tay làm. Tỷ lệ phần trăm lợi nhuận được nhận. Vốn bỏ theo tỷ lệ nào. Nếu góp thêm thì tỷ lệ góp ra sao? Nhất định phải rõ ràng vấn đề này bằng văn bản và có chữ ký rõ ràng. Đề phòng về mặt pháp lý sau này. Dành 2, 3 năm để xây dựng rồi mất sẽ vô cùng tiếc.
Khởi nghiệp không phải là nơi thể hiện bản thân, càng không phải là nơi cho sự nóng vội, xuề xòa. Bất kỳ một yếu tố nào bạn không biết hay bỏ qua đều có thể trở thành nguyên nhân chính gây sụp đổ doanh nghiệp của bạn bất cứ lúc nào. Vậy nên phải tính toán chi tiết và kỹ lưỡng. Bởi trò chơi may rủi này có thể lấy đi của bạn cả gia sản và để lại cho bạn những khoản nợ nần siêu to khổng lồ.