Tại sao dùng tín hiệu 4-20mA mà không phải tín hiệu 0-20mA?
💥💥💥 [𝗚𝗢́𝗖 𝗖𝗛𝗜𝗔 𝗦𝗘̉]
Tại sao dùng tín hiệu 4-20mA mà không phải tín hiệu 0-20mA?
Nhìn vào các sơ đồ tín hiệu dòng 4-20mA chúng ta thấy giá trị Min bắt đầu của tín hiệu là 4mA và giá trị kết thúc của tín hiệu là 20mA . Tín hiệu 4-20mA biểu thị cho một giá trị đo được nào đó của thiết bị đo lường hoặc thiết bị điều khiển .
Một cảm biến áp suất có dãy đo 0-100bar có tín hiệu về là 4-20mA hay một cảm biến nhiệt độ có dãy dãy đo 0-100°C hay cảm biến nhiệt độ có dãy đo 0-1000°C qua bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ cũng chỉ đưa tín hiệu về 4-20mA . Điều này cho chúng ta thấy gần như tất cả các tín hiệu đều đưa về tín hiệu chuẩn 4-20mA .
⁉️⁉️ Lý do người ta nghiên cứu dùng tín hiệu 4-20mA thay vì 0-20mA là vì:
👉 Phân biệt đâu là tín hiệu truyền về: Đâu là tín hiệu mất nguồn hay đứt cable hay bo mạch bị hư!
𝗩𝗶́ 𝗱𝘂̣: Giả sử cảm biến áp suất có dãy đo 0-100 bar tương ứng với tín hiệu 4-20mA thì giá trị 4mA tương ứng với áp suất bằng không ( 0 ), tại giá trị 100bar sẽ đưa về tín hiệu 20mA. Trong trường hợp cảm biến bị hư hỏng giá trị đưa về sẽ là 3.8mA (Theo mặc định một số cảm biến) hoặc khi áp suất vượt ngưỡng sẽ cho ra tín hiệu 23mA (Theo quy định của một số hãng lớn trên thế giới). Trường hợp bị mất nguồn tín hiệu đưa về 0 mA chúng ta xác định rõ đây là bị ngắn mạch (Đứt cable hoặc mất nguồn).
Trong trường hợp này nếu chúng ta dùng cảm biến áp suất có tín hiệu 0-20mA thì khi cảm biến bị hư hỏng hay bị ngắn mạch thì tín hiệu đưa về đều là 0 mA. Việc chẩn đoán bị ngắn mạch hay cảm biến bị hư hỏng là khó khăn và tốn thời gian hơn nhiều. Chúng ta rất dễ nhầm lẫn giữa cảm biến hư hỏng và cảm biến đang hoạt động như có giá trị là không (0). Điều này rất nguy hiểm trong điều khiển tự động hóa.
#hoplongtech