Dùng Cảm Biến Loại NPN Hay PNP
cảm biến NPN là out âm
PNP là out dương
Nên dùng cảm biến loại NPN hay PNP ? Phân biệt sự khác nhau giữa tín hiệu ngõ ra NPN và PNP. Dùng cảm biến loại NPN và PNP như thế nào ? Tại sao lại sử dụng ngõ ra NPN mà không phải PNP ? Cảm biến đo mức ON/OFF có ngõ ra NPN và PNP. Cách đấu dây tín hiệu ngõ ra của cảm biến dạng NPN và PNP.
Hiện nay, các loại cảm biến đo mức, đo áp suất, nhiệt độ đều có hai dạng ngõ ra là tuyến tính và ON/OFF. Sự khác nhau cơ bản giữa hai tín hiệu này là tuyến tính có dạng liên tục 4-20mA hoặc 0-10V, còn tín hiệu ON/OFF là dạng xung đóng ngắt relay. Chúng ta vẫn thường hay sử dụng tín hiệu tuyến tính 4-20mA để đưa về PLC xử lý. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chỉ cần sử dụng tín hiệu xung kích relay là đủ thì chọn cảm biến đo ON/OFF là hợp lý.
Đối với tín hiệu ON/OFF thì có hai dạng kích relay là kích dương (PNP) và kích âm (NPN). Vậy sự khác nhau giữa hai dạng xung NPN à PNP là gì ? Nên dùng cảm biến loại NPN hay PNP ? Trong bài viết này tôi sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi này.
1. Tín hiệu NPN là gì ? Nên dùng cảm biến loại NPN hay PNP ?
Nói một cách đơn giản tín hiệu NPN là dạng tín hiệu kích âm. Có nghĩa là không có tác động thì ngõ ra ở mức 1 còn có tác động thì ngõ ra mức 0 (Mức 0 = 0V, Mức 1 = áp nguồn). Đối với cảm biến có ngõ ra NPN thì ở trạng thái bình thường ngõ ra của nó bằng áp nguồn. Còn khi có tác động vào cảm biến thì ngõ ra lúc này sẽ là 0V.
Như hình trên, chúng ta có thể thấy được nguyên lý hoạt động của cảm biến có ngõ ra dạng xung NPN. Đối với ngõ ra dạng này chúng ta có thể đóng ngắt thiết bị bất kỳ bằng relay hoặc đưa về PLC để điều khiển đóng ngắt tương ứng.
Khi sử dụng cảm biến loại NPN đấu vào PLC chúng ta cần chú ý đấu dây cho chính xác. Như hình trên, chúng ta có thể thấy được cách đấu dây tín hiệu cũng khá đơn giản. Cảm biến loại NPN có hai loại là NPN thường đóng (NC) và NPN thường hở (NO). Đối với loại NPN NC thì khi chưa tác động cảm biến sẽ đóng và khi có tác động cảm biến sẽ mở. Còn NPN NO thì ngược lại.
Vậy chúng ta có nên dùng cảm biến loại NPN hay PNP ? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp cảm biến loại PNP rồi trả lời câu hỏi này.
2. Tín hiệu PNP là gì ? Nên dùng cảm biến loại NPN hay PNP ?
Ngược lại với tín hiệu NPN là tín hiệu PNP. Tín hiệu PNP hay còn gọi là tín hiệu kích dương, khi không có tác động thì ngõ ra mức 0 còn có tác động thì ngõ ra ở mức 1 (Mức 0 = 0V, Mức 1 = áp nguồn). Đối với cảm biến có ngõ ra PNP thì ở trạng thái bình thường ngõ ra là 0V, còn khi có tác động ngõ ra bằng áp nguồn.
Dựa vào hình trên, chúng ta có thể thấy được sự khác nhau rõ rệt giữa PNP và NPN. Việc điều khiển đóng ngắt relay hoặc đưa về PLC của tín hiệu dạng PNP tương tự như NPN nhưng cách đấu dây khác nhau.
Không giống như tín hiệu dạng NPN, tín hiệu PNP khi đấu vào PLC thì chân chung giữa PLC và cảm biến là chân COM và chân GND trên cảm biến. Như hình trên, chúng ta có thể thấy được sự khác nhau cơ bản này.
Vậy ưu điểm của tín hiệu PNP so với NPN là gì ? Và trên thực tế chúng ta nên dùng cảm biến loại NPN hay PNP ?
Ngoài ra; bạn đọc có thể tham khảo các loại cảm biến output dòng PNP để đóng ngắt thiết bị tại:
3. Nên dùng cảm biến loại NPN hay PNP ?
Cả hai loại tín hiệu NPN và PNP đều có những ưu nhược điểm riêng. Tùy vào mục đích sử dụng và tín hiệu ngõ ra mong muốn mà chúng ta chọn cảm biến loại NPN hay PNP phù hợp.
- Tín hiệu NPN:
- Phù hợp với các loại tải dòng
- Đảm bảo an toàn trong các ứng dụng dễ cháy nổ
- Tín hiệu PNP:
- Phù hợp với các tải hoặc thiết bị điều khiển có ngõ vào rút dòng
- Thích hợp trong điều kiện làm việc bình thường
Tóm lại, nên cùng cảm biến loại NPN hay PNP sẽ phụ thuộc nhiều vào mục đích sử dụng. Chúng ta có thể chuyển đổi linh hoạt giữa hai dạng tín hiệu này bằng cách sử dụng relay trung gian.