Sửa chữa bảo dưỡng động cơ điện các loại

Cơ điện HUẾ HƯƠNG chuyên: - Quấn mới, sửa chữa động cơ điện, mô tơ điện các loại.... - Máy phát điện. - Nồi cơm điện, quạt điện.... - Nhận làm kích điện

Nhận làm mạch invert 12 ra 220V, mạch kích cá công suất theo yêu cầu

Công suất 1000W: Đánh bắt cá trên thuyền (sông, ao, hồ...).

Nhận lắp đặt tủ điện bảng điện

Sửa chữa thay thế lắp mới bảng điện tủ điện điều khiển động cơ

Bán Ronha kiểm tra roto

Ronha thiết bị không thể thiếu thợ điện cơ. Bán phân phối toàn quốc

Bán sách, sơ đồ quấn các loại động cơ, tài liệu

Sách kinh nghiệm ghi chép tất cả các sơ đồ động cơ, máy phát điện từ đơn giản đến phức tạp, sách được ghi từ số liệu thực tế, dữ liệu được scan lại

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2022

13 CÁCH XỬ LÝ LỖI MÁY TÍNH KHÔNG NHẬN ĐỦ RAM

 

13 CÁCH XỬ LÝ LỖI MÁY TÍNH KHÔNG NHẬN ĐỦ RAM

Thứ Hai, 16/03/2020 08:41

13 CÁCH XỬ LÝ LỖI MÁY TÍNH KHÔNG NHẬN ĐỦ RAM

Bạn đã bao giờ gặp trường hợp rõ ràng là đã cắm vào máy 16GB RAM nhưng khi mở máy lên thì máy tính chỉ nhận 8GB RAM chưa? Đây có thể nói đây là một tình huống khá phổ biến trên Windows khiến nhiều bạn phải đau đầu vì không biết sửa làm sao. Chính vì thế, hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn 13 cách để kiểm tra và xử lý nếu đột nhiên Windows 10 không nhận đủ RAM nhé.

ĐẢM BẢO RẰNG BẠN ĐANG DÙNG WINDOWS 10 BẢN 64-BIT

Nếu không nhận đủ RAM thì rất có thể là máy tính của bạn đang chạy hệ điều hành Windows 10 32-bit. Dành cho những bạn nào chưa biết thì Windows thường sẽ có 2 phiên bản là 64-bit và 32-bit, và 2 phiên bản này sẽ có giới hạn dung lượng RAM sử dụng khác nhau.

Windows phiên bản 32-bit chỉ có thể sử dụng tối đa là 4GB RAM. Đó là chưa kể máy tính sẽ dành ra một chút RAM để chạy hệ điều hành nữa nên dung lượng RAM còn lại cho bạn sử dụng sẽ chỉ tầm đâu đó từ 3-3.5GB RAM mà thôi. Nếu như bạn đang sử dụng 4GB thì đây không phải là vấn đề, nhưng nếu bạn đang dùng 6-8GB thì đây không phải là tin vui chút nào.

Để kiểm tra xem máy tính đang dùng Windows phiên bản 32-bit hay 64-bit, các bạn bấm chuột phải vào This PC và chọn Properties.

 

Ở dòng System type, bạn sẽ thấy được rằng bạn đang dùng CPU và Windows 64-bit hay 32-bit.

Nếu bạn đang dùng phiên bản 32-bit thì bạn sẽ cần phải cài lại Windows và chọn đúng phiên bản 64-bit. Một điều nữa bạn cần lưu ý đó là bạn cần phải có CPU 64-bit thì mới có thể chạy Windows 64-bit.

Nếu cách này không được thì bạn chuyển qua cách tiếp theo nhé.

KIỂM TRA XEM RAM ĐÃ CẮM CHẮC VÀO BO MẠCH CHỦ CHƯA

Nếu Windows 10 không nhận đủ RAM thì có thể là do bạn cắm RAM vào khe cắm chưa được chắc hay vô khớp. Trường hợp này thường xảy ra khi bạn mua RAM mới và tự cắm, hoặc cũng có thể là do khe cắm trên bo mạch chủ đã cũ, hay do trong quá trình di chuyển thùng máy nên RAM bị lỏng. 

Việc bạn cần làm là mở nắp hông máy ra và kiểm tra xem liệu RAM đã được cắm chắc chưa. Nếu chưa thì hãy tắt máy, rút nguồn điện và tháo RAM ra cắm lại và đảm bảo là nó vô khớp với khe cắm. Thông thường nếu gắn đúng thì khóa của khe cắm sẽ nghe “cách” một cái báo hiệu rằng thanh RAM đã được cố định. 

KIỂM TRA XEM RAM CÓ BỊ HỎNG KHÔNG

 

Nếu Windows 10 không nhận đủ RAM thì có thể do thanh RAM đang bị lỗi hoặc hư. Trong nhiều trường hợp thì khi RAM bị hư, Windows sẽ hiển thị màn hình xanh và máy tính của bạn sẽ tự động restart liên tục.

Cách đơn giản nhất để kiểm tra xem RAM nào đang hỏng đó là bạn tháo hết RAM ra, chỉ chừa lại một thanh. Sau đó khởi động máy, nếu máy vẫn hoạt động bình thường thì thanh RAM không vấn đề, còn nếu máy hiện màn hình xanh thì tức là RAM đó bị lỗi, và bạn cần mang đi bảo hành hoặc mua thanh RAM mới. Sau đó áp dụng tương tự cho các thanh RAM còn lại.

SẮP XẾP LẠI THỨ TỰ THANH RAM

Có một số bo mạch chủ khá là khắt khe về thứ tự cắm RAM. Nên đôi lúc bạn sẽ phải tháo hết RAM ra và cắm lại theo thứ tự khác sao cho thanh RAM và khe cắm trên bo mạch chủ khớp với nhau. Mình đã từng gặp trường hợp gắn 2 thanh RAM giống nhau nhưng một cái gắn khớp, một cái không nên các bạn hãy lưu ý nhé. Để đảm bảo cắm đúng khe, các bạn có thể coi trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm với bo mạch chủ.

SỬ DỤNG MSCONFIG CỦA WINDOWS 10

Rất nhiều người dùng phản hồi rằng đây là cách thành công nhất để sửa lỗi Windows 10 không nhận đủ RAM. Để áp dụng cách này, các bạn thực hiện theo các bước sau nhé.

Bước 1: Bấm tổ hợp Windows + R và gõ msconfig vào rồi Enter

Bước 2: Cửa sổ mới hiện lên, bạn chọn mục Boot rồi chọn Advanced options.

Bước 3: Một cửa sổ mới hiện lên, bạn chọn vào ô Maximum memory và nhập đúng chính xác lượng RAM mà bạn đang có với đơn vị là MB. Ví dụ như 1GB là bằng 1024MB, nếu bạn đang có 4GB thì sẽ là 4096MB (nhân lên).

 

Bước 3: Sau đó chọn OK rồi khởi động lại máy tính. 

Lưu ý: Nếu bạn bật lên và thấy ô Maximum memory đã được chọn sẵn thì hãy bỏ chọn ô này đi. Nếu bên dưới có số thì bạn xóa hết và chọn OK rồi khởi động lại máy xem có sửa được lỗi không nhận đủ RAM không.

 

TẮT TÍNH NĂNG TỰ ĐỘNG ẢO HÓA RAM

Bước 1: Bấm vào Windows và gõ View advanced system settings rồi Enter.

 

Bước 2: Tại mục Advanced và ở phần Performance, bạn chọn Settings.

 

Bước 3: Cửa sổ mới hiện lên thì bạn chọn mục Advanced rồi chọn Change.

 

Bước 4: Ở cửa sổ mới, bạn bỏ chọn ô Automatically manage paging file size for all drives. Tiếp theo chọn lần lượt từng ổ đĩa xuất hiện trong danh sách rồi chọn No paging file

 

Xong thì bạn chọn OK rồi khởi động lại máy tính. Nếu vẫn không sửa được lỗi thì bạn chọn lại ô Automatically manage paging file size for all drives ở bước 4 rồi chuyển qua cách tiếp theo.

 

KIỂM TRA XEM THANH RAM CÓ TƯƠNG THÍCH VỚI BO MẠCH CHỦ HAY KHÔNG

Đôi khi Windows 10 không sử dụng đủ RAM có thể là do thanh RAM đó không tương thích với bo mạch chủ mà bạn đang sử dụng, nên khi cắm vào thì máy tính sẽ không nhận diện được và không sử dụng.

Bạn sẽ cần phải kiểm tra xem bo mạch chủ có hỗ trợ loại thanh RAM này không (qua sách hướng dẫn sử dụng, hoặc dò thông tin bo mạch chủ, RAM thông qua cửa hàng bạn đã mua.v.v.), nếu không thì bạn chỉ còn cách thay nó bằng một thanh RAM khác mà bo mạch chủ của bạn có hỗ trợ mà thôi.

CHỈNH TRONG REGISTRY

Bước 1: Bấm Windows + R, gõ regedit rồi Enter.

 

Bước 2: Khi cửa sổ Registry hiện lên, bạn bấm theo thứ tự sau:

HKEY_LOCAL_MACHINE SYSTEM CurrentControlSet Control Session Manager > Memory Management

Bước 3: Tại mục Memory Management, bạn tìm và chọn key ClearPageFileAtShutdown ở phía bên phải.

 

Bước 4: Tại ô Value data, bạn nhập số 1 rồi chọn OK.

 

Sau khi hoàn thành thì bạn lưu thiết lập và khởi động lại máy tính.

TÙY CHỈNH TRONG BIOS

 

Nếu Windows không sử dụng hết RAM thì có thể nguyên nhân là do các thiết lập bên trong BIOS. Để kiểm tra thì đầu tiên các bạn cần truy cập vào BIOS. Để vào được BIOS, các bạn có thể đọc sách hướng dẫn đi kèm bo mạch chủ mà bạn đang sử dụng, hoặc trong lúc khởi động máy, các bạn để ý trên màn hình đen khi khởi động sẽ hiển thị phím cần bấm để vào được BIOS (mỗi bo mạch chủ sẽ có cách vào BIOS khác nhau).

Sau khi vào được BIOS, bạn sẽ cần thay đổi một số thiết lập sau:

  • Vitualization => ON.
  • iGPU => OFF.
  • Render Stability => Enabled
  • iGPU memory => Auto
  • Multimonitor => Disabled

Ngoài ra, bạn cũng sẽ cần bật tính năng Memory Remap. Để bật tính năng này, bạn vào Advanced System Agent Configuration Memory Remap và chuyển thành Enabled.

Sau khi hoàn thành xong thì bạn lưu thiết lập. Nếu như bạn có mục Internal Graphics hay Onboard Graphics trong BIOS thì nhớ tắt chúng luôn nhé.

CẬP NHẬT BIOS

 

Cập nhật BIOS sẽ mang lại nhiều tính năng mới và cải thiện hiệu năng phần cứng. Chính vì thế cập nhật BIOS có thể sẽ giúp được bạn sửa được lỗi Windows 10 không nhận đủ RAM. 

Tuy nhiên, các bạn cũng phải lưu ý là cập nhật BIOS sẽ khá là phức tạp, nếu bất cẩn có thể khiến cho bo mạch chủ của bạn ngừng hoạt động.

HÃY ĐẢM BẢO RẰNG BẠN ĐANG DÙNG BẢN BIOS CHÍNH THỨC

 

Một trong số nguyên nhân khiến cho Windows 10 không nhận đủ RAM có thể là do bạn đang sử dụng BIOS phiên bản không chính thức. 

Các phiên bản BIOS không thích thức này không đủ an toàn để bạn có thể sử dụng một cách bình thường. Cách duy nhất để xử lý tình huống này đó là xóa bản BIOS này đi và sử dụng bản BIOS chính thức.

KIỂM TRA XEM BO MẠCH CHỦ CÓ ĐỒ HỌA TÍCH HỢP HAY KHÔNG

Nếu Windows 10 không sử dụng đủ RAM có thể là do đồ họa tích hợp có sẵn bên trong bo mạch chủ của bạn. Và đồ họa tích hợp này sẽ sử dụng một lượng RAM nhất định.

Để kiểm tra xem bo mạch chủ của bạn có đồ họa tích hợp hay không thì bạn chỉ cần kiểm tra thông tin về bo mạch chủ đó. Hoặc bạn có thể kiểm tra thông qua các cổng trên bo mạch chủ. Nếu các cổng VGA, DVI hay HDMI gần với các cổng USB (cắm chuột, bàn phím,.v.v.) thì có khả năng rằng bo mạch chủ của bạn có đồ họa tích hợp.

Để ngăn đồ họa tích hợp sử dụng RAM thì bạn cần gắn thêm card đồ họa rời vào và tắt tính năng Onboard graphics trong BIOS.

KIỂM TRA XEM BIOS CÓ NHẬN RAM HAY KHÔNG

Nếu như Windows 10 không dùng đủ RAM thì có thể là do bạn đã vượt quá giới hạn RAM cho phép.

Tất cả các bo mạch chủ đều có số lượng RAM giới hạn mà nó có thể hỗ trợ. Nếu như bạn gặp trường hợp thiếu RAM thì có khả năng là do bo mạch chủ của bạn đã cũ và không thể hỗ trợ lượng RAM lớn mà bạn cắm vào.

Để kiểm tra lượng RAM mà bo mạch chủ có thể hỗ trợ, bạn có thể kiểm tra thông qua sách hướng dẫn hoặc kiếm thông tin về bo mạch chủ này trên mạng hoặc tại nơi bạn mua. Ngoài ra, bạn còn có thể kiểm tra bằng cách xem System information trong BIOS. Nếu BIOS hiển thị đúng lượng RAM mà bạn cắm vào thì có nghĩa là bo mạch chủ đó có thể hỗ tới mức RAM đó.

Vậy là mình đã hướng dẫn xong cho các bạn các cách kiểm tra và xử lý trường hợp Windows 10 không sử dụng đủ lượng RAM mà bạn cắm vào. Chúc các bạn thành công!

 

Nếu máy tính không tải hệ điều hành và bạn bị kẹt tại màn hình BIOS, hướng dẫn này có thể giúp bạn.1

 Nếu máy tính không tải hệ điều hành và bạn bị kẹt tại màn hình BIOS, hướng dẫn này có thể giúp bạn.1

Khi máy tính không khởi động đúng cách, chúng ta có thể rất bực bội. Cho dù bạn đang tạo một bản dựng hay hệ thống đột nhiên ngưng hoạt động, có thể rất khó khăn để biết phải bắt đầu từ đâu để sửa máy tính. Khó khăn càng phức tạp nếu bạn không thể truy cập hệ điều hành của mình.

Trong hướng dẫn này, bạn sẽ được hướng dẫn các bước nếu máy tính của bạn đang bật và màn hình hiển thị đang hoạt động,nhưng nó không cho phép bạn truy cập hệ điều hành và bị kẹt ở màn hình BIOS. Có rất nhiều nguyên nhân tiềm năng của vấn đề này, nên chúng ta sẽ xem qua một số vấn đề thường gặp để thử làm cho hệ thống hoạt động trở lại.

Nên nhớ rằng nếu máy tính của bạn không mở được gì cả - nghĩa là không có gì xảy ra khi nhấn nút nguồn điện, hoặc khi bạn nhấn nút, máy tính mở vài giây và tắt lại, chúng tôi đề cập đến những vấn đề đó ở đây.

Nếu bạn có thể truy cập hệ điều hành, nhưng vẫn còn gặp trục trặc, bạn sẽ cần xử lý sự cố phần mềm. Có rất nhiều nguồn tài liệu có thể được sử dụng để giải quyết các sự cố liên quan đến hệ điều hành.

Màn hình menu chính BIOS

Tùy thuộc vào chi tiết cụ thể của tình huống, có thể bạn cần đọc các phần khác nhau của bài này. Nếu bạn cắm USB ngoại vi mới, như bàn phím, con chuột hoặc tai nghe, hãy tiếp tục đọc. Nếu gần đây bạn đã thêm một thiết bị lưu trữ mới, hãy bắt đầu với phần "Cập nhật BIOS". Nếu máy tính của bạn chưa bao giờ khởi động thành công, tốt nhất bạn nên bắt đầu đọc phần "Thông báo lỗi BIOS".

Loại trừ các nhân tố bên ngoài

Trước khi thay đổi cài đặt nào, hãy thử gỡ bỏ tất cả thiết bị ngoại vi khỏi máy tính của bạn. Bao gồm tất cả mọi thứ khác ngoại trừ cáp ngồn điện, cáp hiển thị gắn vào màn hình và bàn phím để điều hướng menu. Các thiết bị ngoại vi gắn vào máy như ổ cứng ngoài hay thậm chí là con chuột USB có khả năng gây ra vấn đề với nguồn điện, xung đột ổ đĩa, hoặc trục trặc với lệnh khởi động, và có thể làm hệ thống không khởi động được.

Nếu hệ thống của bạn khởi động thành công mà không có thiết bị nào gắn vào, hãy gắn từng thiết bị một, và khởi động lại cho đến khi bạn tìm được thiết bị ngoại vi gây ra sự cố.

Thông báo lỗi BIOS

Một khi bạn đã loại bỏ sự cố từ các thiết bị ngoại vi, đã đến lúc kiểm tra BIOS để kiếm thông báo lỗi.

Thông báo lỗi khởi động BIOS

Thông thường, nếu BIOS phát hiện ra vấn đề phần cứng, nó sẽ báo cho bạn biết trước khi bạn truy cập menu BIOS. Thông báo lỗi sẽ thay đổi tùy thuộc vào BIOS bạn đang dùng và các sự cố hiện có, nhưng đây là một số ví dụ để tham khảo:

  • Không thấy quạt CPU - lỗi quạt hay bộ làm mát.
  • Lỗi thiết bị khởi động - Có vấn đề với một trong các ổ đĩa lưu trữ của bạn.

Nếu bạn thật sự gặp lỗi, và ngay lập tức không phát hiện ra vấn đề liên quan, hãy tìm hiểu chi tiết cụ thể trong tài liệu về bo mạch chủ hoặc online. Điều này có thể là một bước quan trọng để xác định vấn đề nằm ở đâu và phải thực hiện bước tiếp theo để sửa chữa.

Nếu bạn vẫn còn gặp rắc rối để tiếp cận hệ điều hành sau khi tìm hiểu và xử lý các thông báo lỗi, có lẽ cần cài BIOS lại chế độ mặc định.

Khôi phục lại mặc định

Cảnh báo: BIOS điều khiển hoạt động cơ bản của hệ thống, nên hãy cẩn thận khi thực hiện các thay đổi.

1. Truy cập menu BIOS nếu bạn chưa vào đó. Quá trình này sẽ tùy thuộc vào nhà sản xuất, nhưng thường cần nhấn phím ngay lập tức sau khi khởi động hệ thống của bạn - thường là phím F2 hay phím DEL. Hầu hết hệ thống sẽ cho bạn biết trên màn hình phím nào phù hợp ngay sau khi khởi động. Gõ phím này nhiều lần ngay khi bạn khởi động hệ thống, và bạn sẽ thấy menu BIOS.

2. Đặt lại thành cài đặt mặc định. Bạn sẽ muốn xem làm sao để thực hiện chính xác dựa trên hướng dẫn của nhà sản xuất bo mạch chủ, nhưng lựa chọn này thường nằm trong phần “Lưu và thoát" của menu. Điều này sẽ cài BIOS lại chế độ mặc định, có thể giúp giảm thiểu các sự cố gây ra bởi thay đổi cấu hình. Lưu và khởi động lại để áp dụng thay đổi.

Chọn tuỳ chọn mặc định tối ưu hóa tải màn hình BIOS

Cập nhật BIOS

Điều này có thể không phù hợp nếu bạn đang sử dụng máy dựng trước, hoặc nếu máy tính đang hoạt động và bắt đầu trục trặc, nhưng nếu bạn đang cài đặt máy tính mới, đặc biệt nếu bạn sử dụng bo mạch chủ cũ, cập nhật BIOS có thể hữu dụng khi xử lý sự cố khởi động.

Một lần nữa, tiến trình sẽ có chút thay đổi tùy thuộc vào nhà sản xuất, nên cần tìm hiểu cụ thể. Nhà sản xuất bo mạch chủ có thể có quy trình thích hợp được ghi rõ trong hướng dẫn về bo mạch chủ hoặc trên mạng. Nhiều nhà sản xuất có các quy trình khác biệt, và một số bo mạch chủ cao cấp thậm chí có thể có tính năng tự cập nhật.

Cập nhật phần cứng có thể xử lý các vấn đề do ghép nối phần cứng mới hơn, như ổ lưu trữ với khả năng cao hơn, với các bo mạch chủ cũ hơn.

Lưu trữ

Hệ điều hành được cài trên ổ đĩa lưu trữ, nên việc không tải được hệ điều hành có thể là dấu hiệu của vấn đề với ổ đĩa. Có vài cách để tìm ra các vấn đề về lưu trữ. Chúng ta sẽ bắt đầu với lệnh khởi động.

Lệnh khởi động, hoặc ưu tiên khởi động, là lệnh máy tính quét tìm các tuỳ chọn lưu trữ có sẵn và quyết định nên ưu tiên cái nào. Nếu ổ đĩa hệ điều hành không phải là lệnh cao nhất trong lệnh khởi động, có thể là do nó không được tải đúng. Điều chỉnh cài đặt này cho phép bạn khởi động từ một ổ đĩa hoặc ổ lưu trữ bên ngoài, điều này có thể có ích cho những việc như cập nhật BIOS được đề cập bên trên. Điều này cũng có thể gây ra sự cố nếu ưu tiên khởi động không chính xác, hoặc nếu hệ thống của bạn không phát hiện được thiết bị lưu trữ chính.

1. Gỡ bỏ ổ lưu trữ bên ngoài. Để xác định lệnh khởi động, khởi động lại hệ thống, tháo gỡ bất kỳ ổ lưu trữ hay ổ đĩa flash nào, và nhập vào BIOS bằng cách nhấn phím phù hợp trong quá trình khởi động.

2. Điều hướng đến phần Khởi động của BIOS. Tên đó có thể hơi khác biệt, nhưng bạn đang tìm phần dành cho lưu trữ, có thể gọi là menu Ưu tiên khởi động hay Lệnh khởi động.

    Màn hình ưu tiên khởi động BIOS

    3. Xác định Ổ đĩa khởi động phù hợp. Ổ đĩa chính nên là ổ đĩa có cài đặt hệ điều hành của bạn. Nếu bạn không biết dùng ổ đĩa nào để khởi động, bạn có thể cần phải xem ổ đĩa, như dung lượng và nhãn hiệu thường thấy trên nhãn, và thông tin này thường được nhắc đến trong BIOS. Nếu bạn không chắc ổ đĩa nào có điều hành, hãy tắt tất cả ổ đĩa trừ một ổ đĩa trong BIOS, và hãy xem hệ thống có khởi động không. Nếu không, hãy tiếp tục tiến trình loại trừ cho đến khi bạn tìm thấy ổ đĩa khởi động chính xác. Sau đó bạn có thể quay lại BIOS và tái tạo ổ đĩa lưu trữ khác. Chỉ cần đảm bảo ổ đĩa với hệ điều hành của bạn đang nằm ở đầu danh sách ưu tiên.

    4. Lưu thay đổi. Một khi bạn đã được ưu tiên lệnh khởi động, lưu thay đổi và thoát ra.

    Nếu BIOS không phát hiện được ổ đĩa, có nghĩa là ổ đĩa có hệ điều hành không có trong menu lệnh khởi động, bạn có thể đang gặp vấn đề của ổ đĩa hoặc cách nó được cấu hình.

    Sự cố phần cứng

    Nếu hệ thống của bạn đã khởi động thành công trong quá khứ, nhưng BIOS không còn phát hiện ổ đĩa lưu trữ, bạn có thể xem xét vấn đề với chính ổ đĩa đó.

    Trong trường hợp này, đã đến lúc khắc phục sự cố phần cứng, điều này sẽ liên quan đến việc mở hệ thống của bạn.

    Trước khi làm như vậy, hãy chắc chắn rút cáp nguồn điện, đảm bảo bạn biết cách an toàn nhất để mở vỏ máy và lưu ý nếu làm việc trên một hệ thống được xây dựng sẵn mà bạn có thể vi phạm bảo hành. Kiểm tra với nhà sản xuất hệ thống của bạn nếu điều đó làm bạn lo ngại.

    Khi hệ thống của bạn đang mở, hãy kiểm tra xem các dây cáp được gắn vào ổ lưu trữ của bạn có được kết nối đúng cách không và có bị lỏng không. Nếu bạn sử dụng ổ đĩa M.2, hãy kiểm tra xem nó được cài đúng vào khe cắm của bo mạch chủ không.

    Nếu mọi thứ có vẻ ổn, có lẽ đến lúc xóa bỏ lưu trữ và thử nghiệm với hệ thống khác mà bạn biết có thể hoạt động được. Sẽ quá tốt nếu bạn cài ổ đĩa vào hệ thống chức năng khác để thử nghiệm. Nếu không, bộ điều hợp USB sẽ cho phép bạn cắm ổ đĩa vào cổng USB của một hệ thống khác để kiểm tra xem ổ đĩa có được phát hiện không. Điều này sẽ cho phép bạn biết liệu một hệ điều hành khác có thể phát hiện ổ đĩa hay không và chạy kiểm tra chẩn đoán bằng cách sử dụng các công cụ như Windows Disk Utility để xác định trạng thái của ổ đĩa.

    Nếu thiết bị lưu trữ vẫn không được phát hiện, ngay cả trên hệ thống khác biệt, có thể là ổ đĩa đã hư. Nếu ổ đĩa không còn hoạt động, có lẽ đến lúc bắt đầu tìm thiết bị thay thế mới.

    CMOS

    Mặc dù đó không phải là một sự cố phổ biến, đôi khi các sự cố về pin CMOS có thể ngăn hệ thống của bạn khởi động đúng cách.

    Pin bán dẫn CMOS (bổ sung kim loại oxit bổ sung) trên bo mạch chủ của bạn là một con chip chạy bằng pin lưu trữ thông tin hệ thống thiết yếu như cài đặt phần cứng cơ bản và ngày. Sự thất bại của CMOS thường được biểu thị bằng đồng hồ liên tục đặt lại hoặc thông báo lỗi BIOS liên quan đến CMOS. Tuổi thọ của các loại pin này thường là khoảng một thập kỷ trong các điều kiện sử dụng thông thường, nhưng điều này có thể khác nhau. Nếu bạn sử dụng bo mạch chủ cũ hoặc đã qua sử dụng, cần kiểm tra kỹ xem pin có hoạt động tốt hay không. Chúng có giá phải chăng, và quá trình thay thế thường đơn giản.

    1. Tìm pin. Xác định vị trí CMOS trên bo mạch chủ của bạn (nó có pin màu bạc, phẳng, hình đồng xu.) Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nó, hãy tham khảo tài liệu bo mạch chủ của bạn.

    2. Lắp lại pin. Trước khi thử thay pin khác, hãy rút pin ra và lắp lại Việc tháo pin khá đơn giản. Có thể có một chốt hoặc kẹp giữ nó tại chỗ, nhưng thông thường chúng có thể được gỡ bỏ bằng tay hoặc nhẹ nhàng bằng tuốc nơ vít, và thay thế theo cách tương tự.

    3. Tháo và thay pin CMOS. Nếu nối lại không khắc phục được sự cố, hãy thử thay thế. Pin CMOS phổ biến nhất là CR2032, nhưng khi bạn tháo pin, hãy chắc chắn rằng bạn lưu ý các tính năng của nó để tìm một sự thay thế giống hệt nhau.

    4. Khởi động hệ thống của bạn. Sau khi bạn đã nối lại hoặc thay pin thành công, hãy khởi động lại hệ thống của bạn và nhập vào BIOS. Sau đó, bạn sẽ muốn cài đặt ngày giờ, lưu và thoát.

    Phần cứng Khác

    Ngoài dung lượng lưu trữ, có thể các phần cứng khác gây ra lỗi không khởi động được, đặc biệt nếu được thông báo bằng thông báo lỗi. Nó có giá trị kiểm tra tất cả hệ thống cáp của bạn và đảm bảo tất cả các phần cứng khác của bạn được đặt đúng vị trí nếu không có gì khác hoạt động. Bạn có thể làm theo hướng dẫn này để biết chi tiết từng bước về cách kiểm tra từng phần cứng của bạn và xem điều này có giải quyết được vấn đề không.

    Thử nghiệm thêm

    Nếu bạn đã thử tất cả các đề xuất trên mà vẫn bị kẹt trên màn hình BIOS, kiểm tra cấu hình phần cứng hiện tại của bạn với một bo mạch chủ mới có thể là bước tiếp theo hữu ích. Điều này đòi hỏi phải cài đặt lại CPU, làm mát và gắn lại tất cả các thành phần cần thiết, nhưng sẽ giúp loại bỏ vấn đề bo mạch chủ.

    Kiểm tra với phần cứng thay thế luôn là điều nên làm nếu bạn có tùy chọn đó và có thể đặc biệt hữu ích nếu BIOS chỉ cho bạn hướng đến một thành phần cụ thể.

    Hầu hết các sự cố máy tính có thể được khắc phục, nhưng nếu bạn làm việc với một hệ thống cũ hơn, có thể đó chỉ là thời gian để nâng cấp. Phần cứng máy tính có thể tồn tại trong một thời gian dài khi được bảo trì đúng cách, nhưng khi công nghệ máy tính tiếp tục phát triển, ngay cả những thành phần đáng tin cậy nhất cuối cùng cũng cần được cập nhật để có trải nghiệm người dùng lý tưởng.

    Thứ Năm, 22 tháng 9, 2022

    Cách để xác định phiên bản BIOS trên máy tính?

       Bạn có thể làm gì với BIOS? BIOS có thể cấu hình phần cứng trên máy tính, có thể vô hiệu hóa các thành phần như cổng USB, ổ đĩa quang... Đặc biệt, từ BIOS bạn có thể thiết lập mức ưu tiên trong việc chọn thiết bị khởi động.

                Để giúp cho khả năng tương thích giữa các thiết bị và nâng cao hiệu suất làm việc máy tính việc nâng cấp BIOS là việc cần thiết. Vậy làm thế nào để xác định được BIOS của máy tính có cần cập nhật hay không? Việc này bạn cần xác định được Version BIOS hiện hành của máy bạn. Xác định Version BIOS ta có nhiều cách để thực hiện

                1. Thông qua System Information

    Click vào Start, chọn RUN và gõ msinfo32 sẽ xuất hiện cửa sổ System Information

    1.png

    Trong System Information, tại mục BIOS Version/Date cho biết phiên bản BIOS hiện thời của bạn

                2. Sử dụng câu lệnh Command

    Sử dụng dòng lệnh wmic bios get smbiosbiosversion trong cmd để kiểm tra phiên bản BIOS hiện thời

    2.png

    3. Windows Registry

    Windows Registry là nơi lưu trữ toàn bộ thông tin trong windows và BIOS cũng không ngoại lệ. Có thể tìm được phiển bản BIOS hiện thời theo đường dẫn

                HKEY_LOCAL_MACHINE \ HARDWARE \ DESCRIPTION \ System

    3.png

    4. Windows Startup

    Thông qua việc khởi động máy tính cũng có thể xác định được phiên bản BIOS hiện thời.  Một số máy tính, bao gồm Dell, cho thấy số phiên bản BIOS khi máy tính khởi động lần đầu tiên.

    4.png

    Ngoài ra có thể vào BIOS bằng cách nhấn phím F2 (DELL,ASUS,SONY,..), F10(HP), DELF12 tùy vào từng nhà sản xuất máy tính.

    5.png

    5. Thông qua các phần mềm

    Ngoài các hỗ trợ từ Windows, có thể sử dụng 1 số ứng dụng như: Speccy, AIDA64 Extreme Edition ... để kiểm tra.

    6.png

    KẾT LUẬN: 

    Chúng ta có rất nhiều cách khác nhau để xác định phiên bản BIOS. Việc cập nhật BIOS là cần thiết, giúp máy tính hoạt động tốt hơn. Nhưng việc này cần phải thực hiện 1 cách thận trọng vì có thể gặp một số rủi ro đáng tiếc xảy ra. Để nắm được các phiển bản của BIOS, chúng ta nên thường xuyên truy cập trang web của nhà sản xuất để xem thông tin về phiên bản BIOS mới nhất cũng như những thay đổi của nó.