IGBT
Trong đó:Chèn lại hình:
http://forum.cncprovn.com/threads/17948-Che-tao-Bien-tan-Made-in-Viet-Nam/page2
http://www.dientuvietnam.net/forums/forum/%C4%90i%E1%BB%87n-t%E1%BB%AD-%E1%BB%A9ng-d%E1%BB%A5ng/%C4%90i%E1%BB%87n-t%E1%BB%AD-c%C3%B4ng-su%E1%BA%A5t/1727869-t%E1%BB%B1-l%C3%A0m-moduligbt-cho-bi%E1%BA%BFn-t%E1%BA%A7n
Khối 1: Bảo vệ đầu vào, có chức năng:
- Bảo vệ quá tải, ngắn mạch cho mạch nắn điện, khối nguồn điều khiển, bằng cầu chì
- Lọc nhiễu nguồn cấp.
Khối 2: Nắn, lọc, bảo vệ nguồn DC, có chức năng:
- Nạp điện chậm cho tụ nguồn động lực, tránh quá tải mạch nắn và nguồn cấp.
- Nối nguồn động lực vào bộ nắn điện.
- Lọc phẳng nguồn DC sau nắn bằng cuộn cảm và tụ.
- Bảo vệ ngắn mạch, quá tải khối Động lực nghịch lưu, bằng cầu chì.
- Cấp nguồn ra Ngõ xả năng lượng thừa (BR+).
- Cảnh báo bằng led khi tụ đang tích trữ năng lượng.
Khối 3: Chuyển mạch động lực:
- Đóng cắt các ngõ ra U, V, W với nguồn DC bằng IGBT, tạo dòng 3 pha cung cấp cho động cơ.
- Đóng cắt ngõ ra (BR-) xả bỏ năng lượng thừa khi motor chạy ở chế độ máy phát do quán tính hay thế năng …
- Loại bỏ điện áp đỉnh nhọn, bảo vệ IGBT quá áp.
- Báo nhiệt độ của tản nhiệt IGBT về Trung tâm điều khiển.
Khối 4: Nguồn điều khiển
- Cung cấp tất cả các nguồn DC cách ly cho toàn bộ hoạt động của biến tần.
- Điều khiển nguồn cấp cho quạt giải nhiệt toàn bộ biến tần.
- Xả năng lượng tích trữ trên khối 2 (nắn, lọc) nhanh chóng đến mức an toàn.
Khối 5: Kiểm soát nguồn
- Điều khiển khối 2 (nắn lọc) đóng điện khi tụ lọc nguồn được nạp chậm đến 60% điện áp nguồn, tránh quá tải mạch nắn và sụt áp nguồn cấp.
- Đo dòng tiêu thụ và điện áp nguồn động lực và báo về trung tâm điều khiển.
- Điều khiển khối 3 (chuyển mạch động lực) để đóng cắt ngõ xả năng lượng thừa (BR-).
Khối 6: Trung tâm điều khiển:
- Hiển thị giao diện với người dùng, trạng thái hoạt động của biến tần.
- Cho phép thay đổi các thông số của biến tần thông qua các nút nhấn, giao tiếp nối tiếp RS232, RS485.
- Lưu trữ các thông số cài đặt, lỗi và thời điểm xẩy ra lỗi.
- Đếm thời gian hoạt động của biến tần.
- Tiếp nhận các tín hiệu ngoại vi từ khối 8 (Giao tiếp ngoại vi) bao gồm:
+ Các tín hiệu ngõ vào AIN, DS, DR, D1, D2, D4, D8, A+,B-.
+ Nhiệt độ giải nhiệt khối 3 (Chuyển mạch động lực).
+ Tiếp nhận lỗi phản hồi từ khối 7 (Lái động lực nghịch lưu).
+ Tiếp nhận các giá trị đo của khối 5 (Kiểm soát nguồn) để biết tình trạng của nguồn cấp và dòng tiêu thụ.
- Xuất tín hiệu Ready, Brake, Analog Output thông qua khối 8.
- Điều khiển khối 7 (Lái động lực nghịch lưu) để điều khiển khối 3 (Động lực nghịch lưu) cấp dòng sin 3 pha ra U, V, W.
Khối 7: Lái động lực nghịch lưu.
- Nhận tín hiệu điều khiển từ khối 6 (trung tâm điều khiển) để điều khiển đóng cắt khối 3 (Động lực nghịch lưu).
- Bảo vệ quá dòng cho khối 3.
- Báo lỗi về khối 6 (trung tâm điều khiển).
Khối 8: Giao tiếp ngoại vi
- Cách ly các ngõ vào với khối 6 bằng “Opto” để bảo đảm an toàn.
- Tạo các ngõ ra Ready, Brake, Analog Output.
- Chuyển mạch chọn các kiểu ngõ vào/ra (PNP/NPN), (nguồn dòng/nguồn áp).
- Nhận và truyền dữ liệu giữa các khối khác đến Trung tâm điều khiển.
Khối 9: Giải nhiệt: Các quạt làm mát Khối 3 và toàn bộ biến tần.
Khối 10: Chuyển đổi RS485 sang Rx/Tx.
-Giao tiếp nối tiếp giữa khối 6 (trung tâm điều khiển) và máy tính.
Read more: http://forum.cncprovn.com/threads/17948-Che-tao-Bien-tan-Made-in-Viet-Nam/page2?s=90c2799008fb518081308a636bc61d9d#ixzz8Uq4A4q5G