Sửa chữa bảo dưỡng động cơ điện các loại

Cơ điện HUẾ HƯƠNG chuyên: - Quấn mới, sửa chữa động cơ điện, mô tơ điện các loại.... - Máy phát điện. - Nồi cơm điện, quạt điện.... - Nhận làm kích điện

Nhận làm mạch invert 12 ra 220V, mạch kích cá công suất theo yêu cầu

Công suất 1000W: Đánh bắt cá trên thuyền (sông, ao, hồ...).

Nhận lắp đặt tủ điện bảng điện

Sửa chữa thay thế lắp mới bảng điện tủ điện điều khiển động cơ

Bán Ronha kiểm tra roto

Ronha thiết bị không thể thiếu thợ điện cơ. Bán phân phối toàn quốc

Bán sách, sơ đồ quấn các loại động cơ, tài liệu

Sách kinh nghiệm ghi chép tất cả các sơ đồ động cơ, máy phát điện từ đơn giản đến phức tạp, sách được ghi từ số liệu thực tế, dữ liệu được scan lại

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

Pid

 Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ về điều khiển PID là gì, bộ điều khiển nhiệt độ PID và cách sử dụng bộ điều khiển PID trong biến tần cũng như điều khiển PID trong PLC. Ứng dụng bộ điều khiển nhiệt độ nước nóng dùng PID điều khiển SSR bằng PNP / NPN hay 4-20mA.

Điều khiển PID là gì ?

điều khiển pid là gì
Sơ Đồ Điều khiển PID – Hồi Tiếp Trong Công Nghiệp

Điều khiển PID là một quá trình điều khiển phức tạp để đạt được một giá trị điều chỉnh mong muốn như : nhiệt độ, áp suất, lưu lượng… Bộ điều khiển PID có thể tìm thấy độc lập như bộ điều khiển nhiệt độ PID. Phức tạp hơn chúng ta tìm thấy trong các cơ sở dữ liệu của PLC hoặc hệ thống scadar.

Bộ điều khiển PID điều khiển nhiệt độ thông qua Solid state Relay SSR còn được gọi là relay bán dẩn hoặc điều khiển liên tục thông qua tín hiệu 4-20mA PID.

Như vậy, chúng ta đã hiểu cơ bản điều khiển PID là gì rồi đúng không ?

Thông số tương quan giữa PI – PD – PID Và Bộ điều khiển PID

Khi nhắc tới điều khiển tới PID chúng ta thường nghe tới các thuât ngữ như : tỉ lệ , tích phân, đạo hàm. Mỗi thông số này được sử dụng và điều chỉnh riêng cho từng mục đích điều khiển. chỉ cần thay đổi một thông số cũng tác động lớn tới quá trình điều khiển.

Nghe có vẻ nghiêm trọng và phức tạp ? Thật vậy, để hiểu rõ chúng ta cần hiểu rõ chức năng cũng như tầm quan trọng của từng thông số.

Chúng ta có 4 loại điều khiển :

  • Bộ điều khiển tỉ lệ – Proportional Controller
  • PI viết tắt của Proportional and Integral ( PI ) Controller được gọi là bộ điều khiển tỉ lệ và tích phân
  • PD viết tắt của Proportional and Derivative (PD) Controller được gọi là bộ điều khiển đạo hàm
  • PID viết tắt của Proportional, Integral, and Derivative (PID) Controller được gọi là bộ điều khiển tỉ lệ, tích phân, đạo hàm
thiết kế bộ điều khiển PID
Thiết Kế Bộ Điều Khiển PID

Hệ thống bộ điều khiển nhiệt độ PID được thiết kế theo nguyên tắc :

  • Thiết bị cài đặt ( PLC hoặc bộ điều khiển )
  • Cơ cấu chấp hành ( thiết bị gia nhiệt hoặc van điều khiển )
  • Thiết bị đo hồi tiếp ( thiết bị đo như cảm biến nhiệt độ, cảm biến áp suất )
nguyên lý hoạt động hệ thống điều khiển PID
Nguyên lý hoạt động hệ thống điều khiển PID

Một hệ thống điều khiển nhiệt độ PID bằng PLC với các thiết bị : PLC, cảm biến đo nhiệt độ và thiết bị gia nhiệt. Các hệ số PI – PD – PID được mô phỏng bằng các thuật toán điều khiển trong PLC giúp dể hình dung hơn về điều khiển  nhiệt độ PID.

cách thức hoạt động của bộ điều khiền PID
Bộ Điều Khiển PID Hoạt Động Liên Tục Theo Thời Gian Thực Để Điều Chỉnh Nhiệt Độ

Cách thức hoạt động của bộ điều khiển PID

Khi chọn giá trị set point hay còn gọi là giá trị cài đặt ( SV ). Bộ điều khiển sẽ gửi đi các thông tin điều khiển tới các thiết bị cơ cấu chấp hành.

Quá trình điều khiển này sẽ là một loạt các thuật toán, yêu cầu đóng mở liên tục với thời gian nhanh hoặc chậm phụ thuộc vào hệ thống đang hoạt động.

Khi nhìn vào biểu đồ điều khiển nhiệt độ tại 200oC chúng ta thấy rằng mức ON – OFF sẽ liên tục được đóng – mở tại 198oC và 202oC để đảo bảo nhiệt độ luôn giữ tại 200oC theo cài đặt.

Điều Khiển Bằng Tay Và Bộ điều khiển PID

Để đánh giá được tầm quan trọng của việc sử dụng bộ điều khiển PID chúng ta cần so sánh điều khiển bằng tay và điều khiển tự động. Cùng xem cách điều khiển mức nước bằng cả hai cách truyền thống và PID.

Điều khiển mức nước bằng tay

điều khiển mức nước bẳng tay
Điều Khiển Mức Nước Truyền Thống Dùng Mắt Quan Sát Và Tay Để Điều Chỉnh

Quá trình điều khiển mức nước bằng tay hay còn gọi là thủ công hay còn gọi là “chạy bằng cơm “có độ chính xác không cao mà còn là một quá trình buồn chán và tẻ nhạt. Để duy trì mức nước cố định trong tank khi vừa xả nước vào vừa mở van bên dưới tank ra, người công nhân phải dựa vào mắt để quan sát và điều chỉnh đóng – mở van sao cho mức nước trong tank luôn ổ một ngưỡng cho phép.

Ở đây người điều khiển van được gọi là cơ cấu chấp hành còn mắt được xem như là thiết bị đo mức nước. Nếu nước xả vào quá nhanh thì đồng nghĩa van phải mở lớn hơn để đảm bảo nước không bị tràn.

Việc này trở nên đơn giản nếu chúng ta sử dụng các hệ thống điều khiển PID để điều khiển mức nước.

Điều khiển mức nước bằng PID

điều khiển mức nước tự động bẳng hệ thống PID
Hệ THống Điều Khiển Tự Động Thay Thế Con Người Cho Độ Chính Xác Cao Hơn

Khi có đầy đủ các thiết bị điều khiển :

  • Cảm biến đo mức nước 4-20mA
  • Van điều khiển nước xả ra tín hiệu 4-20mA
  • Bộ điều khiển nhận 4-20mA ngõ ra PID 4-20mA

Bộ điều khiển có thể chạy hoàn toàn tự động mà không cần can thiệp của con người. PV là giá trị thực tế mức nước đo được lấy từ cảm biến.

SV là giá trị cài đặt cần mong muốn. Khi SV khác với PV thì bộ điều khiển PID tự điều chỉnh và cho ra các thuật toán PID riêng của nó để duy trì mức nước trong tank một cách chính xác nhất.

Điều khiển PID trong biến tần

điều khiển pid trong biến tần
Điều Khiển PID Trong Biến Tần

Biến tần được xem là một thiết bị phù thuỷ trong ngành điều khiển bởi chỉ cần có liên quan tới chuyển động, công suất thì biến tần gần như giải quyết được mọi bài toán khó.

Trong ví dụ này tank chứa dung dịch vừa cần trộn điều dung dịch vừa điều khiển được nhiệt độ tại 70oc.

Để làm được điều này cần có sự kết hợp của các thiết bị :

  • Van điều khiển lưu lượng
  • Cảm biến nhiệt độ
  • Biến tần điều khiển PID cho động cơ
  • Bộ điều khiển nhiệt độ PID cho van điều khiển

Việc tăng hay giảm nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào lưu lượng dung dịch đi qua van điều khiển. Việc trộn dung dịch đều và nhanh hay chậm lại phụ thuộc rất nhiều vào hồi tiếp của biến tần.

Thông qua một cảm biến nhiệt độ chúng ta có thể điều khiển tốc độ của biến tần và lưu lượng nuớ đi qua van điều khiển để đảm bảo nhiệt độ và mức trôn đều dung dịch trong tank.

Bộ điều khiển PID trong PLC

điều khiển PID trong PLC
Điều Khiển PID Trong PLC

Đối với các hệ thống lớn sử dụng PLC / DCS để điều khiển PID thì không cần dùng tới các bộ điều khiển PID riêng lẻ. Trong PLC có sẵn các hàm PID để điều khiển nhiệt độ, áp suất, lưu lượng với kết quả chính xác như các bộ điều khiển PID độc lập.

Việc khó khan hơn của PLC chính là tự chọn các thông số để chạy thực nghiệm để cho ra một hệ số PID chính xác nhất. Trong khi các bộ điều khiển PID 4-20mA đều có chức năng Auto turning để có thể tự dò các hệ số này với độ chính xác tới 98%.

Chỉ cần chúng ta hiểu các thông số PI – PD – PID thì việc tăng hoặc giảm các giá trị tham số để có kết quả như mong muốn trở nên đơn giản.

Như ví dụ :

Van điều khiển nhận tín hiệu điều khiển từ PLC thông qua thiết bị hồi tiếp là đồng hồ đo lưu lượng. Khi cần lưu lượng đi qua van là 100m3/h thì chúng ta chỉ cần điều khiển trên màn hình HMI kết nối với PLC để truyền tín hiệu xuống van điều khiển.

Lưu lượng tăng hoặc giảm không phụ thuộc vào áp suất trong đường ống hay công suất của bơm nữa mà sẽ được điều khiển theo tín hiệu của đồng hồ đo lưu lượng truyền về.

Như vậy việc điều khiển lưu lượng trở nên chính xác hơn mà không phụ thuộc vào công suất bơm hay áp suất đường ống khi có sự rẽ nhánh của lưu lượng.

Bộ điều khiển nhiệt độ

Bộ điều khiển nhiệt độ được xem là đơn giản nhất là đóng – mở khi cài nhiệt độ ở một điểm nào đó. Cách điều khiển này thông qua các Relay Output của bộ điều khiển nhiệt độ và độ ẩm hay các bộ điều khiển nhiệt độ máy ấp trứng.

Khi cần một sự điều khiển chính xác hơn để đảm bảo nhiệt độ luôn giữ tại một điểm bất kỳ chúng ta cần tới các bộ điều khiển nhiệt độ PID. Các thông số sẽ được hiệu chỉnh thông qua thực nghiệm trước khi hệ thống chạy tự động hoàn toàn.

Chúng ta cùng tìm hiểu hai loại bộ điều khiển nhiệt độ đóng ngắt relay và PID nhé.

Bộ điều khiển nhiệt độ đóng ngắt relay

bộ điều khiển nhiệt độ đóng ngắt relay
Bộ Điều Khiển Nhiệt Độ Đóng Ngắt Relay

Đặc  điểm của bộ điều khiển nhiệt độ đóng ngắt relay là chúng ta thấy có ký hiệu relay dạng NO / NC ngay trên thiết bị. Tín hiệu ngõ ra Relay sẽ được điều chỉnh chuyển trạng thái ON – OFF theo cài đặt. Tín hiệu ngõ ra relay thường dùng là 220V nên còn được gọi là bộ điều khiển nhiệt độ 220V.

cách đấu dây bộ điều khiển nhiệt độ 220V
Cách Đấu Dây Bộ Điều Khiển Nhiệt Độ 220V

Các bộ điều khiển nhiệt độ đều có thiết kế lắp đặt trong tủ điển với màn hình hướng ra ngoài. Việc kết nối tín hiệu nằm phía sau của bộ điều khiển.

hướng dần kết nối bộ điều khiển nhiệt độ 220V
Hướng dẩn kết nối bộ điều khiển nhiệt độ 220V

Chúng ta thấy rằng Q1 và Q2 là hai tiếp điểm ngõ ra relay dùng để đóng ngắt nhiệt độ khi quá nhiệt. Nguồn 220V sẽ được kết nối vào chân số 4, tại thời điểm nhiệt độ cài đặt thấp hơn nhiệt độ đo được thì tiếp điểm 3 và 4 nối với nhau.

Ngược lại, khi nhiệt độ đạt tới điểm cài đặt thì tiếp điểm 4 với 5 đóng lại và 3 với 4 hở ra. Nguồn điện 220Vac đưa vào từ chân 4 sẽ thay đổi trạng thái từ chân 3 và 5 thông qua chân 4.

Như vậy, chỉ với một tiếp điểm ngõ ra dạng Relay 220Vac chúng ta có thể điều khiển đóng ngắt hệ thống gia nhiệt một cách đơn giản.

Bộ điều khiển nhiệt độ PID – SSR

Bộ điều khiển nhiệt độ PID – SSR được sử dụng thông qua solid state relay hay còn được gọi là relay bán dẩn. Thông qua các relay bán dẩn này chúng ta có thể gia nhiệt cho điện trở có công suất lớn.

bộ điều khiển nhiệt độ PID SSR
Bộ Điều Khiển Nhiệt Độ PID cho SSR

Để thiết kế bộ điều khiển nhiệt độ nước nóng chúng ta cần các thiết bị sau :

  • Điện trở gia nhiệt
  • Relay bán dẩn SSR
  • Cảm biến nhiệt độ
  • Bộ điều khiển nhiệt độ PID SSR ART144

Bộ điều khiển nhiệt độ PID cho SSR xuất tín hiệu dạng Digital Output NPN / PNP dùng cho SSR với dòng điện 12Vdc / 25mA. Thông qua SSR sẽ khuếch đại công suất thông qua nguồn điện 220Vac để gia nhiệt.

Tín hiệu nhiệt độ đưa vào bộ điều khiển nhiệt độ tạo thành vòng hồi tiếp để đảm bảo nhiệt độ được gia nhiệt nhanh nhưng không bị quá nhiệt & duy trì nhiệt độ.

Tương tự, với các bộ điều khiển nhiệt độ máy áp trứng chúng ta chỉ cần thay đổi điện trở gia nhiệt bẳng đèn sợi dây tốc hoặc các điện trở sấy để giữ ấm cho quá trình áp trứng.

Một trong những ứng dụng ít được mọi người quan tâm đó là dùng bộ điều khiển nhiệt độ kho lạnh để bảo quản thực phẩm. Bộ điều khiển sẽ luôn luôn giữ nhiệt độ âm tới 80-90oc cho các khu vực đông.

Bộ điều khiển PID – 4-20mA

bộ điều khiển PID 4-20mA
Bộ điều Khiển PID 4-20mA

Điều khiển PID không chỉ dùng cho nhiệt độ mà còn có thể dùng cho lưu lượng, áp suất và nhiều loại tín hiệu khác. Các bộ điều khiển PID 4-20mA thường nhận được tín hiệu 4-20mA và cho ra 4-20mA PID.

Tín hiệu 4-20mA là tín hiệu hồi tiếp từ các thiết bị đo. Còn tín hiệu 4-20mA xuất ra từ bộ điều khiển PID lại là một tín hiệu hoàn toàn khác so với tín hiệu 4-20mA đầu vào. Dù rằng chúng ta thấy cả hai tín hiệu đều là 4-20mA.

Điều khiển PID nhiệt độ cũng dùng tín hiệu 4-20mA khi chuyển đổi tín hiệu của cảm biến nhiệt độ thành tín hiệu 4-20mA trước khi vào bộ điều khiển. Điều khiển lò nhiệt dùng PID 4-20mA mang độ chính xác cao hơn, thời gian phản hồi nhanh hơn khá nhiều so với dùng cảm biến nhiệt độ đưa trực tiếp vào bộ điều khiển PID.

Mua bộ điều khiển nhiệt độ ở đâu ?

Trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp về bộ điều khiển nhiệt độ PID như : hanyoung , autonics, omron, honeywell, fox, dixell, delta, carel, eliwell, Danfoss…

Khi bạn chọn một thương hiệu bạn cần phải suy nghĩ tới việc hổ trợ kỹ thuật của việc kết nối, cài đặt, hiệu chỉnh các thông số. Bởi điều khiển PID rất khó chứ không giống như các bộ hiển thị nhiệt độ.

Công ty Hưng Phát chuyên cung cấp các bộ điều khiển nhiệt độ PID của Pixsys mang tới sự yên tâm khi mua bộ điều khiển nhiệt độ PID khi cài đặt. Đội ngũ kỹ thuật sẽ hướng dẩn tận tình từng khách hàng khi cần sự hổ trợ.

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2020

9 THÓI QUEN XẤU TRONG GIAO TIẾP ỨNG XỬ CẦN PHẢI LOẠI BỎ NGAY!

 9 THÓI QUEN XẤU TRONG GIAO TIẾP ỨNG XỬ CẦN PHẢI LOẠI BỎ NGAY!

1. BỘC LỘ CÁI TÔI QUÁ LỚN
Nếu để ý, bạn sẽ nhận ra rất nhiều người có thói quen lặp lại "Theo tôi...", "Tôi nghĩ....", "Tôi muốn...", "Tôi cần...", “Tôi biết rồi”,"Anh/chị sai rồi", “Em hiểu không?”, "Tốt hơn nên làm thế này"... Tự tin là tốt, nhưng khẳng định vị trí của bản thân trong mọi tình huống lại là biểu hiện một cái tôi quá lớn, có thể khiến người khác cảm thấy bức bối.
2. NHÌN SANG NƠI KHÁC KHI NÓI CHUYỆN
Dù vô tình hay cố ý, việc nhìn ra chỗ khác hoặc nhìn vào điện thoại khi nói chuyện với người khác là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng, mất kiên nhẫn, hoặc chán chường. Cảm xúc của của người đối diện lúc này sẽ là: bực tức, khó chịu, chạnh lòng, và chỉ muốn nói thẳng ra cho bạn biết điều đó.
3. NGẮT LỜI NGƯỜI KHÁC
Ngắt lời người khác là thói quen của rất nhiều người. Có thể là đối phương nói chuyện không được hấp dẫn, bạn nóng lòng đưa ra câu hỏi hay quan điểm của mình, hoặc vì bạn nảy ra ý tưởng gì và sợ quên điều đó. Dù lý do gì thì bạn vẫn đang tạo cảm giác "Tôi quan trọng hơn bạn". Đây là một thói quen vô cùng xấu cần thay đổi ngay lập tức.
4. NGÔN NGỮ CƠ THỂ TIÊU CỰC
Ngôn ngữ cơ thể phản ánh đến 90% điều chúng ta muốn nói.
Khoanh tay, khoanh chân cho thấy bạn không sẵn sàng đón nhận những gì người khác đang nói. Dù bạn mỉm cười hay cố gắng đáp lại thì người đối diện cũng cảm thấy có lẽ họ nên dừng nói chuyện với bạn.
Nhướng mày hoặc che, xoa đầu mũi là cử chỉ khinh thường, nghi ngờ, hay tỏ ý đối phương có mùi khó chịu. Biểu hiện này ảnh hưởng rất lớn và có thể giết chết mối quan hệ ngay lập tức.
Gật đầu lia lịa mặc dù không quá quan trọng sẽ tạo ra cảm giác bạn là người ba phải, xu nịnh, hoặc ngốc nghếch.
Gãi đầu gãi cổ trong các cuộc đối thoại có nghĩa bạn đang lo lắng điều gì đó. Dù gì bạn cũng không nên thể hiện điều đó ra ngoài, trừ khi đó là những người rất gần gũi.
Thõng vai là một dấu hiệu của sự thiếu tôn trọng. Nếu bạn thõng vai trong một cuộc họp với sếp thì không khác gì đang nói “chẳng hiểu sao tôi phải ở đây nghe ông nói”.
Bắt tay quá nhanh, mạnh thể hiện bạn là người hiếu thắng, hung hãn. Bắt tay quá yếu chứng tỏ bạn thiếu tự tin hoặc không tin tưởng đối phương. Lòng bàn tay quá lạnh còn khiến đối phương nghĩ rằng bạn không vừa lòng về họ.
Đứng quá gần người khác khi nói chuyện sẽ làm họ cảm thấy không thoải mái khi tâm sự và cho rằng bạn đang có ý đồ không tốt, đặc biệt với phụ nữ.
5. TỎ RA "BIẾT TUỐT"
Khi người ta đang kể một câu chuyện và bạn nhẹ nhàng buông ra một câu “cái này tôi biết rồi” hoặc “cậu không biết à, thực ra nó là thế này…”, thì phần lớn khả năng là đối phương sẽ cụt hứng và không muốn nói chuyện với bạn nữa. Học cách lắng nghe nhiều hơn, hạn chế phơi bày “tri thức” của mình.
7. TO TIẾNG, ĐẬP BÀN
Bạn không bao giờ nên to tiếng trong tranh luận. Chỉ những người không đủ lý lẽ để nói với người ta mới đi đọ nhau bằng độ to của âm thanh và độ dài hơi của phổi.
8. LIÊN TỤC NÓI VỀ MÌNH
Liên tục nói về cuộc sống, chuyện gia đình và công việc của mình, không cần biết người khác có quan tâm hay hiểu hết không, và không hỏi về chuyện của đối phương, là một điểm trừ rất lớn. Đừng bao giờ coi mình là trung tâm của câu chuyện.
9. GIAO TIẾP BẰNG MẮT KHÔNG TỐT
Tránh ánh mắt của người khác: thể hiện sự nhu nhược.
Chớp mắt quá nhiều: khiến lời nói thiếu tin cậy.
Mắt nhìn dáo dác bất định: biểu lộ sự hời hợt, đôi khi mang yếu tố phản trắc.
Mắt lờ đờ, hay chớp mắt: cảm giác khờ khạo, ngốc nghếch, hoặc mệt mỏi.
Mắt hay nhìn lên trên: người hay quên và cố gắng nhớ điều gì đó.
Mắt hướng nhìn xuống chân: người bi quan, thiếu tự tin, hoặc có xu hướng phạm tội
Mắt hay nhìn xuống chéo bên trái: có thể đang suy nghĩ lung tung. mơ mộng
Mắt hay nhìn xuống chéo bên phải: có thể đang cố gắng kiếm cớ, hoặc đang suy nghĩ lo âu.
Mắt hay nhìn theo trục dọc từ trên xuống: hàm ý phán xét, đánh giá, coi thường.
Mắt hay nhìn theo trục dọc từ dưới lên: thể hiện sự sợ sệt, lo lắng.
Mắt nhìn chằm chằm: có tính hung hăng, gây áp lực.
Mắt liếc nhìn đồng hồ, điện thoại, cửa sổ, cửa ra vào: biểu hiện là họ chán ngấy cuộc nói chuyện này và muốn rời đi, hoặc đang có việc gấp.
Sưu tầm, biên tập

Sau này, sẽ có lúc bạn nhận ra, việc bạn nói đúng hay sai không quan trọng, thậm chí lên tiếng hay im lặng cũng chẳng phải là vấn đề, mà thái độ mới chính là yếu tố quyết định tất cả.

 Sau này, sẽ có lúc bạn nhận ra, việc bạn nói đúng hay sai không quan trọng, thậm chí lên tiếng hay im lặng cũng chẳng phải là vấn đề, mà thái độ mới chính là yếu tố quyết định tất cả.

Sau này, sẽ có lúc bạn nhận ra, một trong những cách để thể hiện tình yêu thương chính là để đối phương yên lặng một mình, hoặc bằng một thái độ chân tình góp ý - không ghét bỏ - không đánh giá - không sân si.
Sau này, sẽ có lúc bạn nhận ra, khi bạn đau đớn, mệt mỏi, buồn bã, việc chịu đựng một mình sẽ chỉ khiến cho vấn đề tồi tệ hơn. Thay vào đó, hãy nói rằng "tôi rất đau" như một đứa trẻ con, để rồi bạn sẽ thấy người khác quan tâm đến bạn hơn bạn tưởng.
Sau này, sẽ có lúc bạn nhận ra, khi bạn yêu một ai đó, việc bám lấy người ấy và cố gắng thay đổi cảm xúc của họ vốn dĩ chỉ là một chuyện vô ích. Một người không có tình cảm với bạn, nếu thật sự là duyên số của bạn, sẽ chủ động tìm tới bạn. Hãy biết buông tay khi cần thiết bởi biết đâu người đến sau mới thật sự là một nửa phù hợp với mình.
Sau này, sẽ có lúc bạn nhận ra, việc sống vì người khác không phải là chuyện không có thật hay chỉ xuất hiện ở "bồ tát", mà đó là cách để ta tự yêu thương chính mình. Chỉ khi bạn thoải mái, bạn có nhiều niềm vui, bạn mới có đầy đủ năng lượng để bắt đầu một ngày thật dài mà, phải không?
Sau này, sẽ có lúc bạn nhận ra, thời gian không phải là thứ vô hạn mà bản thân ta cứ thế tiêu xài hoang phí mãi nữa. Thay vì cứ ngập tràn trong cảm giác buồn bã chán nản bởi quá khứ không vẹn toàn và không có mục tiêu, cứ hăng say tận hưởng những gì mình đang có và phấn đấu làm tốt công việc, học tập mỗi ngày, rồi bạn sẽ nhận ra được sứ mệnh cuộc sống của mình là gì.
Sự tồn tại của bản thân ta, sự lắng nghe và tôn trọng của ta với người khác, sự thông cảm và biết ơn với những gì mình đang có, đó chính là câu trả lời để đạt được hạnh phúc. Một hạnh phúc tự nhiên thuần tuý, không phải gồng gánh, không phải lăn tăn.

Ở ĐỜI, CÁI GÌ CŨNG CÓ GIÁ CỦA NÓ!

 Ở ĐỜI, CÁI GÌ CŨNG CÓ GIÁ CỦA NÓ!

---------------------
Cái giá của chần chừ chính là mất mát
Cái giá của thành công chính là đã trải qua nhiều lần thất bại
Cái giá của sự giàu có chính là kiệt sức, thiếu thốn về tinh thần
Cái giá của hạnh phúc viên mãn tuổi già chính là bao nhiêu thăng trầm giông bão thời tuổi trẻ…
Cái giá của một người tử tế là chính những thử thách họ phải trả lời suốt đời bằng bản thân.
Thế nên khi quyết định bất cứ điều gì hãy nghĩ đến cái giá phải trả, quyết định xem nó có đáng không, bản thân có trả được không rồi hãy làm.
Quyết định sống lười biếng và thiếu mục tiêu thì có sẵn sàng trả giá với cuộc đời đầy màu sắc, sung túc và năng động sau này của mình không?
Sống hời hợt với mọi người thì có sẵn sàng trả giá với sự trống vắng không?
Lười biếng không học hỏi thì có sẵn sàng trả giá với mức lương thấp kém, vị trí nhỏ bé ở chỗ làm không?
Chần chừ mãi không chịu cố gắng làm việc thì có sẵn sàng trả giá với sự hối hận cắn rứt, nghèo đói mòn kiếp sau này không?
Nếu biết rằng cái gì cũng có cái giá của nó rồi thì khi đã quyết định làm một cái gì đó thì hãy làm hết sức và đừng hối hận.
Vì hàng mua rồi chẳng thế trả lại, người đi rồi sao níu giữ, thời gian trôi qua có lấy lại được đâu?
Mỗi người chỉ sống có một lần. Đời này, đừng để hối tiếc mà nói hai chữ giá như …

Đức Phật đã dạy rằng:

1. Mình không hỏi + người không nói = khoảng cách.
2. Mình hỏi rồi + người không trả lời = rời xa.
3. Mình hỏi + người trả lời = tôn trọng.
4. Mình muốn hỏi + người muốn nói = thấu hiểu nhau.
5. Mình chưa hỏi + người đã nói = tín nhiệm.
Đức Phật đã dạy rằng: “Đôi khi, trở nên tử tế sẽ tốt hơn là trở nên đúng đắn. Chúng ta không cần đến một đầu óc thông minh để nói, mà cần một trái tim kiên nhẫn biết lắng nghe”.
Tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình.

1. Trong bất cứ mối quan hệ nào, nếu bạn nhận thấy mình không được tôn trọng, hãy ra đi cho dù là tình bạn hay tình yêu.

 1. Trong bất cứ mối quan hệ nào, nếu bạn nhận thấy mình không được tôn trọng, hãy ra đi cho dù là tình bạn hay tình yêu.

2. Đôi khi chúng ta phải chấp nhận việc quên đi một số người trong quá khứ. Bởi vì một lý do đơn giản: Họ không thuộc về tương lai chúng ta!
3. Tôi không sợ bị ai đó đâm lén từ phía sau. Tôi chỉ sợ, khi quay lại nhìn người đã đâm mình thì đó lại chính là người mà tôi đã dành cả trái tim để đối đãi.
4. Nếu ai đó ghét bạn, mắng chửi bạn. Bạn cứ bình tĩnh nghe và mỉm cười với họ. Đó mới là cao nhân.
5. Thời gian là câu trả lời đúng đắn nhất cho một tình yêu.
6. Càng trưởng thành, con người càng lười giải thích. Có khi ai đó hiểu lầm, ta thậm chí muốn để họ tự tìm ra câu trả lời theo thời gian. Ta chỉ cần những người ta thương là đủ, còn lại, tùy! Cuộc sống là để sống, không phải để giải thích.
7. Trong quá khứ có rất nhiều mối quan hệ từng được coi là mãi mãi, nhưng rồi cuối cùng vẫn phải kết thúc.
8. Bạn bè đến rồi đi, người yêu cũng đến rồi đi. Chỉ có những kẻ soi mói và nói xấu bạn là ở lại và ngày một nhiều hơn mà thôi.
9. Trong cuộc sống, bạn nhất định sẽ gặp một người, người ấy phá vỡ những nguyên tắc, thay đổi thói quen trở thành ngoại lệ của bạn.
10. Khi bạn phải lòng ai đó, não bộ tự động bỏ qua tất cả nhược điểm, khiến chúng ta nghĩ rằng người đó “hoàn hảo”.
11. Đa số các mối quan hệ kết thúc vì một người suy nghĩ quá nhiều, người còn lại im lặng không muốn giải thích. Im lặng để chia tay, nghe nhẹ nhàng nhưng thực ra lại đau đớn.
12. Khi bạn hoàn toàn tin tưởng một ai đó, bạn sẽ nhận được một trong hai kết quả: hoặc là một người tri kỉ thật sự hoặc là một bài học cay đắng để đời đến già.
13. Bạn bè tốt là khi thấy ngã thì đỡ chứ không phải đợi lúc mình tắt thở rồi mới thắp nhang.

7 ĐIỀU BẠN SẼ HỐI TIẾC NẾU KHÔNG LÀM Ở ĐỘ TUỔI 20 - 30!

 7 ĐIỀU BẠN SẼ HỐI TIẾC NẾU KHÔNG LÀM Ở ĐỘ TUỔI 20 - 30!

Chúng ta thường dành toàn bộ tiền lương cho những thứ mình KHÔNG cần. Và chúng ta cũng nghĩ rằng bản thân mình còn nhiều thời gian để tiết kiệm - nên từ từ cũng được. Đó là sai lầm!
1. Tiết kiệm tiền - CÀNG SỚM CÀNG TỐT
Các chuyên gia tài chính đã lưu ý rằng không tiết kiệm là một trong những sai lầm về tiền bạc lớn nhất của thế hệ millennials.
Theo một cuộc khảo sát gần đây, gần 60% người lớn thừa nhận rằng bỏ bê việc tiết kiệm là điều họ hối tiếc nhất.
Ở những năm đầu của tuổi 20, ít ai nghĩ rằng rồi một ngày nào đó mình sẽ già đi và nghỉ hưu.
Chúng ta thường dành toàn bộ tiền lương cho những thứ mình KHÔNG cần. Và chúng ta cũng nghĩ rằng bản thân mình còn nhiều thời gian để tiết kiệm - nên từ từ cũng được.
2. Ít thể hiện tiếng nói của mình trong công việc
Khi bị từ chối tăng lương, những chàng trai 20 không hỏi lại phải làm sao để được tăng lương.
Khi không hài lòng gì đó ở nơi làm việc, các ông cũng thường chọn cách im lặng.
Nếu có thể quay ngược thời gian, tôi sẽ nói với bản thân rằng:
Bạn có thể không có nhiều năm kinh nghiệm, nhưng bạn có quyền yêu cầu những gì bạn muốn và cần để tìm thấy ý nghĩa và niềm vui trong công việc của mình.
3. Không dành thời gian để bày tỏ tình cảm với những người xung quanh
Chúng ta đã quá tập trung vào sự nghiệp của mình ở những năm đầu của tuổi 20 đến nỗi không thể dành thời gian cho những người mình yêu thương và quan tâm nhất.
Chúng ta tưởng mình còn nhiều thời gian với họ, nhưng không.
Hãy bày tỏ tình yêu và lòng biết ơn của mình thường xuyên hơn, cho dù đó là bạn bè, người bạn đời, cha mẹ.
4. Ám ảnh về độ tuổi 30
Ở giai đoạn 20 đến 30, chúng ta đều nghĩ rằng đến năm 30 bản thân mình phải đạt được ở một vị trí nhất định.
Đây là lời khuyên của tôi:
Đừng lãng phí thời gian để ám ảnh về vị trí mà bạn nghĩ mình nên đạt được trong sự nghiệp của mình.
Sống chậm lại, tận hưởng những trải nghiệm hiện tại và đón nhận những điều sẽ đến, rồi bạn sẽ học hỏi được nhiều điều về bản thân và khám phá được điều mình thực sự muốn làm.
5. Không sẵn sàng để nắm bắt các cơ hội
Có hai lý do:
Một là bạn không dám bước lên, bởi vì sợ bước ra khỏi vùng an toàn.
Hai là, bạn có bản lĩnh đón nhận, nhưng lại không có đủ năng lực để nhận nó.
Vậy nên, hãy luôn học hỏi, rèn luyện cả về kiến thức, kinh nghiệm và ý chí - để không bỏ lỡ những cơ hội xung quanh mình.
6. Bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe
Sức khỏe mang lại một loại tự do và hạnh phúc mà rất ít người nhận ra - cho đến khi họ không còn nữa.
Những người trẻ thường xem sức khỏe của mình là điều hiển nhiên.
7. Quan tâm quá nhiều đến những gì người khác nghĩ
Bạn chỉ có thể kiểm soát những thứ bản thân mình tạo ra, những gì mình nói, cách mình cảm thấy và những gì mình nghĩ.
Những thứ thuộc về người khác, các ông không thể mà cũng không cần thiết phải làm vậy.
Bởi vì suy cho cùng, mỗi người đều có một cuộc sống riêng và các ông nên tôn trọng sự khác biệt của chính mình, cũng như những người khác!