Sửa chữa bảo dưỡng động cơ điện các loại

Cơ điện HUẾ HƯƠNG chuyên: - Quấn mới, sửa chữa động cơ điện, mô tơ điện các loại.... - Máy phát điện. - Nồi cơm điện, quạt điện.... - Nhận làm kích điện

Nhận làm mạch invert 12 ra 220V, mạch kích cá công suất theo yêu cầu

Công suất 1000W: Đánh bắt cá trên thuyền (sông, ao, hồ...).

Nhận lắp đặt tủ điện bảng điện

Sửa chữa thay thế lắp mới bảng điện tủ điện điều khiển động cơ

Bán Ronha kiểm tra roto

Ronha thiết bị không thể thiếu thợ điện cơ. Bán phân phối toàn quốc

Bán sách, sơ đồ quấn các loại động cơ, tài liệu

Sách kinh nghiệm ghi chép tất cả các sơ đồ động cơ, máy phát điện từ đơn giản đến phức tạp, sách được ghi từ số liệu thực tế, dữ liệu được scan lại

Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

Một vị khách đi ngang qua khu của những con voi

 Một vị khách đi ngang qua khu của những con voi thì bất ngờ dừng lại. Anh ta cảm thấy khó hiểu khi một con vật to lớn như vậy lại chỉ bị trói bằng một sợi dây thừng mỏng manh vào chân trước, chẳng có xích hay lồng sắt gì cả. Lẽ tất yếu là những con voi này có thể giật đứt dây trói này bất cứ khi nào chúng muốn. Nhưng vì lí do nào đó mà chúng đã không làm vậy.

Anh ta hỏi người quản tượng gần đó. Tại sao những con vật này chỉ đứng yên ở đây mà không thử cố thoát ra? “Dễ hiểu thôi”, người quản tượng nói, “khi chúng còn là voi con thì chúng tôi dùng dây thừng để trói chúng là đủ. Khi lớn lên, chúng vẫn nghĩ rằng chúng không giật đứt dây được. Những con voi này vẫn tưởng là dây thừng đủ sức trói chúng nên chúng cũng chẳng bao giờ thử cố thoát ra. Vị khách rất ngạc nhiên. Hóa ra những con voi này có thể dễ dàng giật đứt sợi dây bất cứ khi nào. Nhưng chỉ vì chúng nghĩ là chúng không thể nên cứ mãi đứng im một chỗ. Cũng giống những con voi này, bao nhiêu người trong chúng ta lãng phí nhiều cơ hội trong cuộc sống chỉ đơn giản vì ta nghĩ rằng ta không thể làm điều gì đó vì lần trước ta đã thử và thất bại.
Thất bại là mẹ thành công, quan trọng là ta không bao giờ được ngừng nỗ lực.
👉 Thành công không dựa vào bằng cấp mà dựa vào kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng mềm. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm nhiều thì Kỹ năng Giao tiếp sẽ là bí quyết để thăng tiến. Chuông kêu thử tiếng, người khôn thử lời. Giao tiếp kém đụng đâu hỏng đó - giao tiếp khéo có cả thiên hạ. Đừng để giao tiếp kém cản trở thành công của bạn!

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2021

Bộ đọc tín hiệu tương tự analog FX2N-4AD

 Kết nối chân ngõ vào:


Khối đặc biệt FX2N-4AD có tác dụng nhận tín hiệu điện áp hay tín hiệu dòng điện từ bên ngoài qua các ngõ vào V+ và I+. FX2N-4AD có 4 kênh từ CH1 đến CH4.


Khi đầu vào tín hiệu là dạng điện áp thì tại nguồn cấp, chân dương (V+) nối với chân [V+] (FX2N-4AD) và chân âm (0V) nối với [VI-] (FX2N-4AD).
Khi đầu vào là tín hiệu dạng dòng điện thì tại nguồn cấp, chân dương (V+) nối với chân [V+] và [I+] (FX2N-4AD) và chân âm (0V) nối với [VI-](FX2N-4AD).
Xử lý tín hiệu tương tự:


FX2N-4AD có 3 chế độ.
Chế độ 0: Điện áp vào từ -10V tới +10V --> kết quả đầu ra từ -2000 tới 2000.
Chế độ 1: Dòng điện vào từ 4mA tới +20mA --> kết quả đầu ra từ 0 tới 1000.
Chế độ 2: Dòng điện vào từ -20mA tới +20mA --> kết quả đầu ra từ -1000 tới 1000.

Bộ nhớ đệm

Bộ nhớ đệm #0:
Nơi khai báo chế độ đầu vào theo 3 chế độ như nói ở trên.
Dạng khai báo H CH4 CH3 CH2 CH1
0: Chế độ 0: Điện áp vào từ -10V tới +10V.
1: Chế độ 1: Dòng điện vào từ 4mA tới +20mA.
2: Chế độ 2: Dòng điện vào từ -20mA tới +20mA.
3: Tắt - không sử dụng.


Ví dụ: setting H3310.
Kênh CH1: Chế độ 0: Điện áp vào từ -10V tới +10V.
Kênh CH2: Chế độ 1: Dòng điện vào từ 4mA tới +20mA.
Kênh CH3 và CH4: Tắt - không sử dụng.

Bộ nhớ đệm #1, #2, #3, #4:
Cài đặt số lượng lấy mẫu cho từng kênh tương ứng (CH1,CH2,CH3,CH4), giá trị mặc định là 8, tốc độ cao thì cài giá trị 1.
Số lượng lấy mẫu càng cao thì thời gian xử lý dữ liệu càng dài.

Bộ nhớ đệm #5, #6, #7, #8:
Chứa giá trị kết quả trung bình số lượng lấy mẫu cho từng kênh tương ứng (CH1,CH2,CH3,CH4).

Bộ nhớ đệm #9, #10, #11, #12:
Những bộ nhớ đệm này chứa giá trị hiện tại đang được đọc bởi mỗi kênh đầu vào tương ứng (CH1,CH2,CH3,CH4).


Những

cung cấp module Fx2N-2DA:

 cung cấp module Fx2N-2DA:

- Module FX2N-2DA là module analog output.

- Có 2 kênh chuyển đổi giá trị digital sang giá trị analog (voltage input and current input).

- FX2N-2DA có thể kết nối với PLC  FX0N, FX2N, FX2NC và đặc biệt là FX3U.

Hướng dẫn sử dụng FX2N-2DA:

1) Cách đấu dây:Có cách đấu dây khác nhau tùy thuộc vào kiểu ngõ ra, cách đấu dây tùy thuộc vào kiểu đấu dây.

2) Thông số kỹ thuật:

FX2N-2DA có 2 kênh analog ngõ ra có thể lựa chọn độc lập.

Thông sốNgõ ra kiểu điện áp Ngõ ra kiểu dòng điện
Dãi ngõ ra0-10V, 1-5V4-20mA
Độ phân giải12bit12bit
Tốc độ chuyển đổi4ms/1 kênh4ms/1 kênh




3) Đồ thị chuyển đổi Digital-Analog:

4) Buffer memory:

Buffer No. Giải thích
#168 bit đầu chưa dữ liệu(b0-b7)
#17

bit 0: cho phép Ch2 chuyển đổi Digital-Analog (cho phép khi 1->0)

bit 1: cho phép Ch1 chuyển đổi Digital-Analog (cho phép khi 1->0)

bit 2: cho phép giữ 8 bit dữ liệu mức thấp (cho phép khi 1->0)

5)Chương trình mẫu:   Sử dụng Hàm FROM/TO để xuất giá trị analog.

Download tài liệu FX2N-2DA

Ngoài ra KHANGTHINHTECH.VN còn cung cấp các module Analog khác PLC Mitsubishi FX3U khác: FX2N-2AD,  FX2N-2DA,  FX2N-4AD,  FX2N-4DA, FX3U-4AD,  FX3U-4DA,


Module FX2N-2DA, PLC FX1N-40MR, FX2N-2AD của hãng Mitsubishi

c là một trong những bài toán lập trình PLC ứng dụng rất nhiều trong thực tế. Với mức độ bao phủ rộng thị trường PLC của hãng Mitsubishi, bài viết này chúng ta sẽ thực hành lập trình để cùng lúc sử dụng hai loại module là module ngõ vào analog FX2N-2AD và ngõ ra analog PX2N-2DA ghép nối với PLC FX1N-40MR.

Module FX2N-2DA, PLC FX1N-40MR, FX2N-2AD của hãng Mitsubishi

  • Module FX2N-2DA chuyển đổi tín hiệu số thành tín hiệu tương tự: Trên PLC thực hiện nạp dữ liệu số từ 0-4000, ngõ ra sẽ tương ứng từ 0-10VDC hoặc 4-20mA.
  • Module FX2N-2AD chuyển đổi tín hiệu tương tự thành tín hiệu số: Khi kết nối tín hiệu analog từ 0-10VDC hoặc 4-20mA, PLC FX1N-40MR sẽ đọc từ module lên giá giá số tương ứng từ 0-4000.
Module FX2N-2DA

Module PLC Mitsubishi FX2N-2DA

PLC FX1N-40MR all module

PLC FX1N-40MR + Module FX2N-2AD + Module FX2N-2DA

Sơ đồ đấu nối tín hiệu Analog

Ngõ vào Analog module FX2N-2AD:

Đầu nối ngõ vào analog

Chú ý: Khi kết nối ngõ vào dòng điện, ngõ vào VIN và IIN phải nối chung với nhau.

Ngõ ra Analog module FX2N-2DA:

Đầu ngõ ra analog

Độ phân giải và thông số ngõ vào/ra

Mỗi Module được tích hợp 2 kênh chuyển đổi.

Ngõ vào FX2N-2AD 

  • Điện áp vào:
    • Giải điện áp vào: 0 ~ 10V.
    • Giải giá trị số: 0 ~ 4000.
    • Độ phân giải: 12bit.
  • Dòng điện vào:
    • Giải dòng điện vào: 4 ~ 20mA.
    • Giải giá trị số: 4000.
    • Độ phân giải: 12 bit.

Ngõ ra FX2N-2DA 

  • Điện áp ra:
    • Giải điện áp ra: 0 ~ 10V.
    • Giải giá trị số: 0 ~ 4000.
    • Độ phân giải: 12bit.
  • Dòng điện ra:
    • Giải dòng điện ra: 4 ~ 20mA.
    • Giải giá trị số: 0 ~ 4000.
    • Độ phân giải: 12 bit.

Địa chỉ thanh ghi kết nối

 Module FX2N-2DA

 Thanh ghi số 16

Thanh ghi nạp giá trị số để chuyển đổi, gồm 16 bit:
Bit 15 – Bit 14 – Bit 13 – Bit 12 – Bit 11 – Bit 10 – Bit 9 – Bit 8 – Bit 7 – Bit 6 – Bit 5 – Bit 4 – Bit 3 – Bit 2 – Bit 1 – Bit 0

Trong đó :

  • Từ Bit 8 đến Bit 15 không được sử dụng.
  • 8 Bit còn lại từ Bit 0 đến Bit 7 được dùng để chứa giá trị số cần chuyển đổi.

Thanh ghi số 17

Thanh ghi điều khiển việc nạp dữ liệu số, kích hoạt quá trình chuyển đổi giá trị số sang analog ngõ ra.

Thanh ghi cũng có 16 bit nhưng chỉ sử dụng 3 bit thấp là:

  • Bit 0: Khi bit này chuyển mức từ mức 1 xuống mức 0, quá trình chuyển đổi  D=>A của kênh CH2 sẽ được bắt đầu.
  • Bit 1: Khi bit này chuyển mức từ mức 1 xuống mức 0, quá trình chuyển đổi D=>A của kênh CH1 sẽ được bắt đầu.
  • Bit 2: Khi bit này chuyển mức từ mức 1 xuống mức 0, quá trình lưu dữ liệu 8 bit thấp của giá trị số nạp xuống được thiết lập.

Ví dụ:

Để kích hoạt quá trình chuyển đổi DA của kênh CH1 , ta sẽ thực hiện:

  • Bước 1: Nạp thanh ghi số 17, bit 2 = 1 => dữ liệu nạp xuống là 010 , tương ứng với số K2 hoặc H2.
  • Bước 2: Nạp thanh ghi số 17, bit 2 = 0 => dữ liệu nạp xuống là 000 , tương ứng với số K0. hoặc HO

Chú ý: Các bit tính theo hệ nhị phân (cơ số 2) và quy đổi thành hệ Thập lục phân – Hexa (cơ số 16). Ký hiệu chữ H là chỉ số ở hệ Hexa, hoặc quy đổi sang thập phân – chữ K là hệ thập phân (hệ cơ số 10).

Module FX2N-2AD

Thanh ghi số 0

Thanh ghi chứa 8 bit thấp của giá trị số đã được chuyển đổi tương ứng ngõ vào Analog, gồm 16 bit:

Bit 15 – Bit 14 – Bit 13 – Bit 12 – Bit 11 – Bit 10 – Bit 9 – Bit 8 – Bit 7 – Bit 6 – Bit 5 – Bit 4 – Bit 3 – Bit 2 – Bit 1 – Bit 0

Trong đó:

  • Từ Bit 8 đến Bit 15 không được sử dụng.
  • 8 Bit còn lại từ Bit 0 đến Bit 7 lưu 8 bit thấp của giá trị số đã chuyển đổi.

Thanh ghi số 1

Thanh ghi chứa 4 bit cao giá trị số đã được chuyển đổi tương ứng ngõ vào Analog, gồm 16 bit:

Bit 15 – Bit 14 – Bit 13 – Bit 12 – Bit 11 – Bit 10 – Bit 9 – Bit 8 – Bit 7 – Bit 6 – Bit 5 – Bit 4 – Bit 3 – Bit 2 – Bit 1 – Bit 0

Trong đó :

  • Từ Bit 4 đến Bit 15 không được sử dụng.
  • Bit còn lại từ Bit 0 đến Bit 3 lưu 4 bit cao của giá trị số đã chuyển đổi.

Thanh ghi số 17

Thanh ghi điều khiển việc đọc dữ liệu số, kích hoạt quả trình chuyển đổi tín hiệu analog thành giá trị số.

Thanh ghi cũng có 16 bit nhưng chỉ sử dụng 2 bit thấp là:

  • Bit 0:
    • Trạng thái = 0: kênh CH1 được chọn để xử lý.
    • Trạng thái = 1: kênh CH2 được chọn để xử lý.
  • Bit 1: Khi bit này chuyển mức từ mức 0 lên mức 1, quá trình chuyển đổi A=>D sẽ được bắt đầu.

Ví dụ:

Để kích hoạt quá trình chuyển đổi AD của kênh CH1 , ta sẽ thực hiện:

  • Bước 1: Nạp thanh ghi số 17, bit 0 = 0 => dữ liệu nạp xuống là 00, tương ứng với số K0, hoặc H0.
  • Bước  2: Dùng lệnh đọc thanh ghi số 0 và thanh ghi số 1 để có đủ 8 bit thấp, 4 bit cao của 12 bit giá trị số đã chuyển đổi từ ngõ vào tín hiệu analog. Chi tiết xem cấu trúc lập trình bên dưới.

Cách ghép nối vật lý và định địa chỉ Module

  • Đối với PLC Mitsubishi,  thì các module l/O thông thường sẽ ghép nối mà không cần bất kỳ thiết lập nào. Địa chỉ sẽ tiếp nối phụ thuộc theo số ngõ vào/ra có sẵn của PLC.
  • Các Module đặc biệt như Module Analog sẽ được tự động hoàn toàn định địa chỉ theo thứ tự gần với PLC nhất. Và tính từ K0. Chi tiết xem hình dưới đây:

PLC FX1N-40MR all module

Trong hình có sử dụng PLC FX1N-40MR và Module FX2N-2AD, FX2N-2DA.

Theo thứ tự ta có: địa chỉ của Module FX2N-2AD là 0, và địa chỉ của Module FX2N-2DA là 1.

Cấu trúc lệnh kết nối dữ liệu tới địa chỉ thanh ghi của Module

Lệnh viết dữ liệu: TO

  • Cấu trúc lệnh: I TO I m1 I m2 I S I n I

Trong đó:

  • TO là tên lệnh.
  • m1 là địa chỉ của Module theo thứ tự như mục số 5 đã nêu trên.
  • m2 là địa chỉ của thanh ghi cần kết nối tới, là các thanh ghi ở mục 4 đã nêu trên.
  • S là dữ liệu để viết vào thanh ghi. S có thể là hằng số hoặc dữ liệu dạng thanh ghi data trong PLC.
  • n là số thanh ghi được viết trong lệnh, tính từ địa chỉ m2.
  • Cách viết lệnh: Trong cửa sổ lập trình, gồ trực tiếp câu lệnh theo cấu trúc trên.

Lệnh đọc dữ liệu : FROM

  • Cấu trúc lệnh: I FROM I m1 I m2 I D I n I

Trong đó:

  • FROM là tên lệnh
  • m1 là địa chỉ của Module theo thứ tự như mục số 5 đã nêu trên.
  • m2 là địa chỉ của thanh ghi cần kết nối tới, hay chính là chỉ số thanh ghi ở mục 4 đã nêu trên.
  • D là dữ liệu lưu kết quả giá trị sau khi đọc từ Module lên. D là các dạng dữ liệu kiểu thanh ghi trong PLC.
  • n là số thanh ghi sẽ đọc lên trong lệnh, tính từ địa chỉ m2.
  • Cách viết lệnh: trong cửa sổ lập trình, gõ trực tiếp câu lệnh theo cấu trúc trên.

Ví dụ thực hiện lệnh TO để nạp giá trị cho kênh CH2 của module FX2N-2DA

Chúng ta vẫn giả sử theo ví dụ trên là Module FX2N-2DA được kết nối vào vị trí 1 như trên mục cách ghép nối vật lý và định địa chỉ module ở phía trên. Chi tiết địa chỉ thanh ghi, lập trình viên coi lại phía trên hoặc xem trong tài liệu đi kèm thiết bị.

Thực hiện mở phần mềm và chọn Model PLC tương ứng cho FX1N-40MR:

tạo file PLC

Phần mềm GX Developer – lập trình cho PLC Mitsubishi

Dưới đây là đoạn code thực hiện chuyển đổi tín hiệu số 12 bit từ 0-4000 qua kênh CH2 của module FX2N-2DA. Đoạn code này có thể thực hiện cho cả PLC dòng FX0N, FX1N,… của Mitsubishi.

Code FX2N-2DA

Code lập trình PLC Mitsubishi kết nối FX2N-2DA

Bit M8000 là bit luôn ON khi PLC có lệnh RUN.

Các lệnh được giải thích như sau:

  • Lệnh 1: Nạp giá trị số 16 bit từ thanh ghi D0 xuống 16 bit qua thanh ghi ghép từ M0 đến M15.
  • Lệnh 2: Tách 8 bit thấp lưu sang thanh ghi ghép từ M16 đến M23
  • Lệnh 3: Nạp xuống module 1 – là FX2N-2DA, thanh ghi #16 giá trị 8 bit có được ờ bước 2.
  • Lệnh 4: Đưa bit 2 của thanh ghi #17 trong module lên 1.
  • Lệnh 5: xỏa bit 2 của thanh ghi #17 trong module về 0, quá trình nạp 8 bit thấp được xác nhận.
  • Lệnh 6: Tách 8 bit cao của thanh ghi giá trị số ở lệnh 1, tiếp tục lưu đệm qua thanh ghi ghép từ M16 đến M23; trong 8 bit cao này chứa 4 bit cao còn lại của số liệu 12 bit cần nạp xuống từ thanh ghi D0 ( Lý do 12 bit là vì module chỉ chuyển đổi được 12 bit, chúng ta có thể xem kỹ lại thông số đã nêu trên).
  • Lệnh 7: Nạp 8 bit đã tách được từ lệnh số 6 xuống thanh ghi #16 của module.
  • Lệnh 8: Nạp bit 0 của thanh ghi #17 trong module lên 1.
  • Lệnh 9: xóa bit 0 của thanh ghi #17 trong module về 0. Quá trình chuyển đổi giá trị số được thực hiện và xuất ra ngõ ra analog kênh CH2 của module FX2N-2DA.

Như vậy, chúng ta đã có thể truyền giá trị số xuống module DA để chuyển đổi thành tín hiệu analog 0-10VDV, 4-20mA. Việc còn lại là thực hiện nạp giá trị cần vào thanh ghi D0 và kích hoạt đoạn code trên, M8000 có thể thay thành bit điều kiện khi cần sẽ SET ON.

Ví dụ thực hiện lệnh FROM để đọc giá trị từ kênh CH1 của module FX2N-2AD 

Từ đầu chúng ta vẫn giả sử theo ví dụ là Module PX2N-2AD được kết nối vào vị trí 0 như phần trên. Module FX2N-2DA được gắn vào vị trí 1.

Đoạn code dưới đây dành cho việc đọc dữ liệu từ kênh CH1 của module FX2N-2AD:

Code FX2N-2AD

Code lập trình PLC Mitsubishi kết nối FX2N-2AD

Các lệnh được giải thích như sau:

  • Lệnh 1: Nạp bit 0 của thanh ghi #17 trong module về 0 để lựa chọn kênh CH1 sử dụng.
  • Lệnh 2: Nạp bit 1 của thanh ghi #17 trong module lên 1 để kích hoạt quá trình chuyển đổi tín hiệu analog từ ngõ vào thành giá trị số.
  • Lệnh 3: Lấy giá trị số đã chuyển đổi từ thanh ghi #0 và #1 của module FX2N-2AD. Quá trình đọc dữ liệu sẽ thực hiện liên tiếp 2 lần.
    • Lần 1: Đọc 8 bit thấp từ thanh ghi #0 lưu vào thanh ghi ghép từ M10 đến M17.
    • Lần 2: Đọc 4 bit cao từ thanh ghi #1 lưu vào thanh ghi ghép từ M18 đến M25.
  • Lệnh 4: Lấy giá trị số đã lưu vào thanh ghi ghép từ M10 đến M25 sang thanh ghi D10.
  • Lệnh 5: (END – kết thúc chương trình).

Như vậy giá trị số từ kênh CH1 của module FX2N-2AD đã được đọc lên và lưu vào thanh ghi D10 của PLC, việc còn lại của lập trình viên là xử lý số liệu trong thanh ghi D10 để thực hiện các chương trình logic theo yêu cầu bài toán.

Ghép nối tín hiệu analog từ module FX2N-2DA đưa ngược lại FX2N-2AD

Chúng ta ghép hai đoạn code của 2 mục ví dụ trên thành một chương trình kiểm tra analog như sau: chúng ta sẽ dùng ngõ ra của module chuyển đổi số sang analog FX2N-2DA đưa ngược lại ngõ vào của module chuyển đổi analog thành số FX2N-2AD. Đồng thời chúng ta dùng đồng hồ đo để kiểm tra tín hiệu điện áp 0-10VDC.

Hình ảnh thực tế đấu nối: 

Đấu nối FX2N-2AD FX2N-2DA

Đấu nối tín hiệu analog từ module FX2N-2DA đưa về module FX2N-2AD

Tiến hành Online chương trình và quan sát thực tế. Quá trình sẽ như sau:

Nạp giá trị số vào thanh ghi D0
=> Xuất thành tín hiệu analog ngõ ra kênh CH2 của module FX2N-2DA
=> đưa ra đồng hồ đo điện áp DC và nối song song với ngõ vào analog kênh CH1 của module FX2N-2AD
=> đọc dữ liệu từ đồng hồ xem đã tương ứng với mức chuyển đổi theo lý thuyết từ thanh ghi DO
=> Kiểm tra giá trị đọc về từ module FX2N-2AD đã lưu sang thanh ghi D10
=> Đối chiếu lại 2 thanh ghi số liệu D0 và D10.

Lần 1: DO = 0, kết quả D10 =0, Đồng hồ đo hiển thị ∼0VDC

Online PLC, thực hiện chức năng Device test để nhập số liệu cho thanh ghi DO = 0. Nhìn sang thanh ghi D10.

Doc digital 0

Kiểm tra đồng hồ đo bên ngoài:

Dau noi FX1N-40MR FX2N-2AD FX2N-2DA

Lần 2: D0 =2000, kết quả D10 = 2000, đồng hồ đo hiển thị ∼5VDC

Nhập số liệu cho thanh D0=2000. Nhìn sang thanh ghi D10.

Doc digital 2000

Kiểm tra đồng hồ đo bên ngoài:

đo lần 2

Lần 3: D0=4000, kết quả D10=4000, đồng hồ đo hiển thị ∼10VDC

Nhập số liệu cho thanh ghi D0=4000. Nhìn sang thanh ghi D10.

Doc digital 4000

Kiểm tra đồng hồ đo bên ngoài:

đo lần 3

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

Đấu nối Đầu vào cho PLC Mitsubishi!

 Đấu nối Đầu vào cho PLC Mitsubishi!

Giống như nhiều dòng PLC khác, PLC Mitsubishi hỗ trợ 2 cách đấu nối đầu vào là kiểu Sink và Source. Dù là đấu kiểu nào thì mục địch cuối cùng vẫn là tạo ra sự chênh lệch điện áp giữa chân đầu vào PLC với chân chung (chân S/S với dòng FX) và chuyển mức Logic lên 1 (ON)
Tuy nhiên 2 cách đấu nối sẽ khác nhau về chiều đi của dòng điện. Điều này không ảnh hưởng tới các đối tượng dạng tiếp điểm (nút bấm, tiếp điểm rơ le, công tắc hành trình,...) nhưng sẽ ảnh hưởng tới các đối tượng dạng đầu ra bán dẫn (cảm biến tiệm cận, cảm biến quang, đầu ra biến tần/servo,...) bởi các thiết bị này yêu cầu sử dụng đúng chiều dòng điện.
P/S: Nếu các bạn để ý sẽ thấy ký hiệu Sink và Source của Mitsubishi sẽ ngược với một số dòng PLC đấy, bạn có thấy không nào 🙂

PLC & ĐIỀU KHIỂN TUẦN TỰ mitsubishi

 Công ty TNHH Tự Động Hóa Toàn Cầu xin gửi tới quý khách hàng tất cả các tài liệu lập trình PLC Mitsubishi Tiếng Việt ( FX Series & Q Series) đã được phòng kỹ thuật công ty sưu tập và chọn lọc lại. Đảm bảo Hay nhất & Đầy đủ nhất. 

Tuy nhiên, công ty khuyến cáo khách hàng nên đọc tài liệu Tiếng Anh chuẩn từ Hãng cung cấp, tài liệu Tiếng Việt do quá trình biên soạn không phải tài liệu nào cũng được kiểm duyệt, có thể  không dịch đúng nghĩa hoặc vì nhiều mục đích khác nhau nên lược bỏ phần này phần kia, và kết quả là sẽ không có đầy đủ thông tin và độ chính xác bằng tài liệu Tiếng Anh. 

 

Tiếng Anh:  Tài liệu lập trình PLC Mitsubishi,  Tài liệu HMI Mitsubishi ,  Tài liệu Servo Mitsubishi 

 

 

1. GIỚI THIỆU VỀ PLC & ĐIỀU KHIỂN TUẦN TỰ

Tài liệu gồm 40 trang được thiết kế cho những người chưa có kiến thức gì về PLC, slide giới thiệu cho bạn đọc thế nào là "tuần tự", thế nào là "điều khiển tuần tự", vai trò của PLC trong điều khiển tuần tự và cái hay hơn của PLC so với mạch rơ le là gì ?

Slide giới thiệu PLC & Điều khiển tuần tự: Download

 

 

2. HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH PLC MITSUBISHI CƠ BẢN

Tài liệu gồm 80 trang, được viết cho người mới bắt đầu tiếp cận với việc lập trình và PLC. Nội dung của sách sẽ gồm 3 chương chính như sau:

Chương 1 : Giới thiệu về các khái niệm, kiến thức liên quan tới lập trình.

Chương 2 : Giới thiệu về các lệnh liên quan tới Bit

Chương 3 : Giới thiệu các lệnh liên quan tới thanh ghi

Slide hướng dẫn lập trình PLC cơ bản: Download

 

 

3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM LẬP TRÌNH PLC MITSUBISHI GX WORK 2 CƠ BẢN

Ngoài việc có kiến thức về PLC và lập trình PLC thì một việc quan trọng nữa cần phải biết đó là cách sử dụng phần mềm lập trình PLC, PLC Mitsubishi sử dụng 3 phần mềm lập trình là GX Developer và GX Work 2 (Thay thế cho GX Developer), GX Work 3 (Bản nâng cấp của GX Work 2)

Tài liệu bao gồm 52 trang, giới thiệu cho bạn đọc về phần mềm GX Work 2 và các sử dụng nó. Nội dung chính của sách như sau:

Chương 1: Phương thức điều khiển của PLC

Chương 2: Thiết kế một chương trình cho PLC

Chương 3: Lập trình PLC

Chương 4: Gỡ lỗi chương trình PLC

Slide hướng dẫn sử dụng phần mềm GX Work 2 cơ bản: Download

 

 

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM LẬP TRÌNH PLC MITSUBISHI GX WORK 2 NÂNG CAO

 

Tài liệu gồm 67 trang trình bày sâu hơn về lập trình và gỡ lỗi chương trình PLC Mitsubishi trên phần mềm GX Work 2, ngoài ra bổ sung thêm biện pháp bảo mật và quản lý dự án. Tài liệu bao gồm những nội dung chính như sau:

Chương 2: Lập trình PLC Mitsubishi

Chương 3: Sửa lỗi chương trình

Chương 4: Quản lý dự án và biện pháp bảo mật

Hướng dẫn sử dụng phần mềm GX Work 2 nâng cao: Download

 

 

5. HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH PLC MITSUBISHI FX3U / FX3UC

Cuốn sách này với 1.016 trang là tài liệu lập trình PLC Mitsusbihi Tiếng Việt đầy đủ nhất và hay nhất, bao trùm toàn bộ các vấn đề về lập trình PLC Mitsubishi.

Nội dung của cuốn sách gồm 4 phần chính như sau:

Phần 1: Giới thiệu tổng Quan: Hàm tiện ích xử lý ngõ vào, Giao tiếp truyền thông, cấu tạo bộ nhớ chương trình PLC, Hướng dẫn cài đặt password và các thông số khác cho PLC

Phần 2: Giải thích chi tiết các phần tử có trong chương trình như ngõ vào ra XY, Bit và thanh ghi trung gian M, State Relay S, Timer, Counter, Thanh ghi D V Z, Con trỏ P và I

Phần 3: Biểu diễn số dạng bát phân, thập phân, thập lục phân và số thực, Biểu diễn hằng số và chuỗi ký tự

Phần 4: Danh sách các lệnh cùng với diễn giải và ví dụ lập trình chi tiết

 

Tài liệu PLC Mitsubishi Tiếng Việt dịch : Download

Tài liệu Tiếng Anh nguyên bản: Download

 

6. HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH PLC MITSUBISHI VỚI CÁC LỆNH CƠ BẢN

Giới thiệu nội dung: Đây là một sản phẩm của các bạn sinh viên trong quá trình học tập đã tạo ra tài liệu này. Tài liệu với 200 trang, khá phù hợp cho những bạn mới tiếp cận PLC Mitsubishi. Sách gồm có những nội dung chính như sau

Chương 1: Giới thiệu về các dòng PLC Mitsubishi FX1x, FX2x

Chương 2: Giới thiệu các lệnh lập trình cơ bản

Chương 3: Các bài tập lập trình có lời giải

 

Tài liệu PLC Mitsubishi Tiếng Việt: Download

 

7. SỔ TAY HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM FX-TRN-BEG-E

Giới thiệu nội dung: Phần mềm PLC FX - TRN - BEG - E dùng để training cho các bạn mới tiếp cận với PLC. Phần mềm sẽ hướng dẫn các câu lệnh lập trình cùng các bài tập kèm theo từ cơ bản tới nâng cao cùng với hình ảnh mô phỏng trực quan, hệ thống chấm điểm giúp cho người mới học lập trình PLC Mitsubishi tiếp cận nhanh nhất với hãng PLC này cũng như phần mềm lập trình của hãng.

 

Tài liệu PLC Mitsubishi Tiếng Việt: Download

Phần mềm FX-TRN-BEG-E: Download

 


 

 

8. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC PLC MITSUBISHI

Giới thiệu nội dung: Đây là giáo trình học PLC Mitsubishi của trường Đại Học Công Nghiệp Hồ Chí Minh, với 138 trang cuốn sách gồm những nội dụng chính như sau

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về PLC

Chương 2: Các thiết bị và lệnh cơ bản

Chương 3: Kỹ thuật lập trình Step Ladder

Chương 4: Hướng dẫn sử dụng phần mềm FXTRN-BEG-E (Đây là một phần mềm Training với đồ họa trực quan, giúp cho người học dễ dàng hình dung)

Chương 5: Các bài tập ứng dụng trong PLC FXTRN-BEG-E

 

Tài liệu PLC Mitsubishi Tiếng Việt: Download

 

9. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM GX WORK 3

Phần mềm GX Work 3 chủ yếu được lập trình cho dòng PLC Mitsubishi Q Series và FX5U (Các đời FX thấp hơn thì dùng GX Work 2)

Tài liệu gồm 63 trang được chia thành các chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về GX Work 3

Chương 2: Thiết kế hệ thống

Chương 3: Chỉnh sửa chương trình

Chương 4: Kiểm tra vận hành 

Chương 5: Bảo trì

Slide hướng dân sử dụng phần mềm GX Work 3: Download

 

10. HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH PLC MITSUBISHI Q SERIES

Tài liệu gồm 61 trang và được chia thành 7 chương chính như sau

Chương 1: Giới thiệu dòng PLC Mitsubishi MELSEC-Q

Chương 2: Quy trình xây dựng hệ thống PLC

Chương 3: Thiết kế hệ thống

Chương 4: Chọn lựa sản phẩm

Chương 5: Chuẩn bị trước

Chương 6: Lắp đặt và đấu dây

Chương 7: Kiểm tra việc đấu dây

Slide hướng dân lập trình PLC Mitsubishi Q Series cơ bản: Download

 

 

11. GIỚI THIỆU PHẦN CỨNG PLC MITSUBISHI Q SERIES

Giới thiệu phần cứng PLC Mitsubishi Q Series: Download

 

 

12. HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH PLC MITSUBISHI Q SERIES - PHẦN MỀM GX WORK 2

Hướng dẫn lập trình PLC Mitsubishi Q Series: Download